NGÀNH OANH: BẬC CHÂN CỨNG
·
Lịch Sử Ðức Phật
Thích Ca - từ Xuất Gia đến Nhập Diệt (The History Of Thich Ca Buddha-From
Monkshood to Nirvana)
BÀI 1
Lịch Sử Ðức Phật Thích Ca
(từ Xuất Gia đến Nhập Diệt)
(từ Xuất Gia đến Nhập Diệt)
Nửa đêm mùng Tám tháng Hai,
Thái Tử Tất Ðạt Ða cùng người hầu cận là Xa Nặc cởi ngựa Kiền Trắc vượt cửa
thành ra đi. Ðến sông A Nô Ma, Ngài xuống ngựa, cắt tóc, cởi đồ trang sức giao
cho Xa Nặc mang về cung báo cho Vua Tịnh Phạn biết ý định đi tìm Ðạo giải thoát
cho chúng sanh của Thái Tử. Trên đường đi gặp người thợ săn Thái Tử cởi áo mình
đổi lấy quần áo của người thợ săn, cương quyết từ giả cảnh đời xa hoa, vương
giả.
Trước hết Thái Tử tìm hiểu
và tu những Ðạo đang có ở trong nước, tìm xem Ðạo nào là chân chánh giải thoát
cho tất cả chúng sanh. Ðến thành Vương Xá, rừng Bạt Già Thái Tử hỏi Ðạo của các
vị Tiên tu khổ hạnh, để được lên các cõi trời, nhưng nhận thấy chưa phải là Ðạo
chân chánh giải thoát. Ðến phía Bắc thành Tỳ Xá Lỵ Thái Tử hỏi Ðạo ông A La La
tu để lên cõi trời Vô Tưởng nhưng Ngài cảm thấy cũng chưa phải là Ðạo giải
thoát. Rồi Ngài đến hỏi Ðạo ông Uất Ðầu Lam Phất, tu để sanh về cõi trời Phi
Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ; Thái Tử đã tu theo và chứng được, nhưng Ngài cũng nhận
rằng cõi ấy chưa phải là cảnh giải thoát.
Sau ba lần hỏi Ðạo Thái Tử
nhận thức rằng các Ðạo hiện hành không có Ðạo nào là chân chánh giải thoát,
Ngài nghĩ phải tự mình tu tập mới tìm rõ Ðạo chân chánh. Ðến rừng Ưu Lâu Tần
La, phía Nam núi Tượng Ðầu, bên sông Ni Liên Ngài cùng năm anh em ông Kiều Trần
Như tu khổ hạnh. Trong sáu năm Ngài cương quyết ép xác mình cho đến mỗi ngày
chỉ ăn một hạt gạo hoặc một hạt mè mà thôi. Ðến một ngày kia thân xác Ngài tiều
tuỵ té xỉu chết giấc. Lúc ấy có một người đàn bà tên Tu Xà Ðề thấy Ngài nằm
dưới gốc cây liền mang sửa đến dâng. Khi tỉnh dậy, Ngài hiểu rằng tu khổ hạnh
chưa phải là Ðạo giải thoát. Ngài xuống sông Ni Liên tắm rửa sạch sẽ, rồi đến
gốc cây Bồ Ðề trải cỏ làm nệm, ngồi tọa thiền và thề rằng: "Nếu ta không
chứng Ðạo giải thoát cho chúng sanh thì thề trọn đời không rời khỏi cây Bồ Ðề
này."
Trong lúc Ngài định tâm tu tập
các Ma Vương sợ Ngài thành Ðạo sẽ giác ngộ cho muôn loài bèn rủ nhau đến tìm
cách phá Ngài, nhưng Thái Tử quyết tâm tu tập đã thắng tất cả những sự phá
phách của Ma Vương. Sau bốn mươi chín (49) ngày tu tập dưới gốc cây Bồ Ðề, đến
đêm mùng Tám tháng Mười Hai Thái Tử chứng Ðạo vô thượng, thành Phật hiệu Thích
Ca Mâu Ni.
Ðức Phật Thích Ca đến vườn
Lộc Uyển thuyết Pháp Bốn Ðế (Khổ, Tập, Diệt, Ðạo) cho năm người bạn cùng tu khổ
hạnh là nhóm Kiều Trần Như, và họ trở thành đệ tử Phật, từ đó mới có đủ ba ngôi
báu là Phật, Pháp, và Tăng.
Ðức Phật thuyết Pháp và giáo
hóa chúng sanh hơn bốn mươi chín (49) năm, Ngài độ cho vô số đệ tử giàu nghèo
sang hèn đủ mọi tầng lớp. Trong lúc còn tại thế Ngài đi thuyết Pháp trong chín
(9) tháng nắng ở xứ Ấn Ðộ, còn ba tháng mưa thì ở lại tịnh xá để chuyên tu.
Biết mình sắp nhập Niết Bàn,
đêm trăng tròn tháng hai Ấn Ðộ, Ngài tụ tập các hàng đệ tử tại xứ Câu Ly, rừng
Xa Nại, treo võng nơi hai cây Song Thọ, giảng dạy khuyên bảo lần cuối, trao y
bát cho cho đệ tử là ngài Ca Diếp để tiếp tục truyền Ðạo, rồi từ giã mọi người
mà nhập Niết Bàn. Ngài hưởng thọ tám mươi (80) tuổi.
BÀI
2:
Cách Thức Sử Dụng Chuông Mõ
Chuông mõ giúp cho buổi lễ
Phật, tụng kinh được trang nghiêm, đều đặn và tạo được sự thành kính và thanh
tịnh. Muốn đạt được ý nghĩa trên cần phải đánh chuông mõ thật đúng cách.
I. Trước Khi Lễ:
A. Hai đoàn sinh được chỉ
định thủ chuông mõ vào chánh điện lau chùi, dọn dẹp bàn thờ Phật, Bồ Tát, Tổ
cho sạch sẽ và ngăn nắp, đốt nến, thắp hương cho mỗi lư hương, và thắp riêng ba
nén hương dành cho vị chủ lễ.
B. Hai đoàn sinh thủ chuông
mõ đứng đối diện nhìn thẳng nhau chứ không nhìn vào bàn Phật, nhìn vị chủ lễ để
theo dõi khi đánh chuông mõ.
C. Ðánh một tiếng chuông thong
thả để tất cả đoàn sinh và Huynh Trưởng vào chánh điện, tất cả ngồi tịnh tâm
đợi vị chủ lễ vái Tổ xong.
D. Ðánh một tiếng chuông cho
tất cả đứng dậy chắp tay ngay ngắn, vị chủ lễ lễ Phật ba lạy.
II. Trong Khi Lễ:
A. Niệm Hương, cử bài Trầm
Hương Ðốt, Tán Phật, Ðảnh Lễ:
1) Ðánh một tiếng chuông sau mỗi bài niệm hương, tán Phật.
2) Trong khi hát bài Trầm Hương Ðốt, đánh một tiếng chuông trước khi chấm dứt mỗi câu niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".
3) Sau mỗi câu Ðảnh Lễ đánh một tiếng chuông, tất cả đều lạy.
1) Ðánh một tiếng chuông sau mỗi bài niệm hương, tán Phật.
2) Trong khi hát bài Trầm Hương Ðốt, đánh một tiếng chuông trước khi chấm dứt mỗi câu niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".
3) Sau mỗi câu Ðảnh Lễ đánh một tiếng chuông, tất cả đều lạy.
B. Khai Chuông Mõ:
- Chuông: 3 tiếng rời 0 0 0
- Mõ: 7 tiếng (4 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời) X_X_X_X_XX_X
- Chuông mõ: 1 tiếng chuông,1 tiếng mõ 3 lần 0 X_0 X_0 X
- Mõ: 1 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời X_XX_X
- Chuông: 3 tiếng rời 0 0 0
- Mõ: 7 tiếng (4 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời) X_X_X_X_XX_X
- Chuông mõ: 1 tiếng chuông,1 tiếng mõ 3 lần 0 X_0 X_0 X
- Mõ: 1 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời X_XX_X
C. Tụng Bài Sám Hối:
- Mõ: đánh tiếng thứ hai (tử), bỏ tiếng thứ ba (kính), đánh tiếng thứ tư (lạy) rồi tiếp tục đánh từng tiếng bắt đầu tiếng thứ năm (đức) trở đi.
- Chuông: đánh một tiếng sau khi đọc câu "Thành Tâm Sám Hối".
- Mõ: đánh thúc hai tiếng trước khi chấm dứt bài "Sám Hối Nguyện"
- Chuông: đánh một tiếng sau khi chấm dứt bài "Sám Hối Nguyện"
- Mõ: đánh tiếng thứ hai (tử), bỏ tiếng thứ ba (kính), đánh tiếng thứ tư (lạy) rồi tiếp tục đánh từng tiếng bắt đầu tiếng thứ năm (đức) trở đi.
- Chuông: đánh một tiếng sau khi đọc câu "Thành Tâm Sám Hối".
- Mõ: đánh thúc hai tiếng trước khi chấm dứt bài "Sám Hối Nguyện"
- Chuông: đánh một tiếng sau khi chấm dứt bài "Sám Hối Nguyện"
D. Tụng Danh Hiệu Phật và Bồ
Tát:
- Mõ: đánh từng tiếng từ đầu và hơi nhanh hơn bài "Sám Hối Nguyện"
- Chuông: trước khi dứt mỗi danh hiệu đánh một tiếng chuông.
- Mõ: đánh từng tiếng từ đầu và hơi nhanh hơn bài "Sám Hối Nguyện"
- Chuông: trước khi dứt mỗi danh hiệu đánh một tiếng chuông.
E. Tụng Bài Chú:
- Mõ: đánh nhanh hơn khi tụng các bài chú.
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài chú.
- Mõ: đánh nhanh hơn khi tụng các bài chú.
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài chú.
F. Tam Tự Quy:
- Mõ: đánh thong thả (chậm).
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt mỗi câu Tự Quy Y.
- Mõ: đánh thong thả (chậm).
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt mỗi câu Tự Quy Y.
G. Hồi Hướng:
- Mõ: đánh thong thả (chậm).
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài "Hồi Hướng Công Ðức"
- Mõ: đánh thong thả (chậm).
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài "Hồi Hướng Công Ðức"
H. Ðọc Các Ðiều Luật:
- Mõ: xong bổn phận không đánh nữa.
- Chuông: đánh một tiếng khi xong các điều luật của Oanh Vũ và một tiếng khi xong các điều luật của ngành Thanh, Thiếu, và Huynh Trưởng.
- Chuông: đánh 3 tiếng chuông chấm dứt buổi lễ Phật.
- Chuông: vị chủ lễ đánh chuông (3 lần) để hai đoàn sinh thủ chuông mõ lễ Phật (3 lạy).
- Mõ: xong bổn phận không đánh nữa.
- Chuông: đánh một tiếng khi xong các điều luật của Oanh Vũ và một tiếng khi xong các điều luật của ngành Thanh, Thiếu, và Huynh Trưởng.
- Chuông: đánh 3 tiếng chuông chấm dứt buổi lễ Phật.
- Chuông: vị chủ lễ đánh chuông (3 lần) để hai đoàn sinh thủ chuông mõ lễ Phật (3 lạy).
III. Sau Khi Lễ:
A. Hai đoàn sinh thủ chuông
mõ thâu kinh, sắp gọn gàng vào vào tủ kinh.
B. Hai đoàn sinh thủ chuông
mõ tắt nến, dọn dẹp bàn thờ trước khi ra ngoài.
BÀI 3:
Ý Nghĩa Màu Lam
Màu Lam là màu dịu hiền, màu
hòa hợp được với tất cả các màu sắc khác. Gia Ðình Phật Tử chọn màu Lam làm màu
áo để dễ hoà hợp tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.
Mặc áo màu Lam vào làm lòng
người dịu lại, không nóng nãy không u buồn và tạo được sự mến thương của mọi
người chung quanh.
BÀI 4:
Em Ði Họp Ðoàn
Ðến với Ðoàn có nhiều ích
lợi, được học được chơi, có anh tốt, bạn hiền nên em phải cố gắng đi họp chuyên
cần, hăng hái trong tất cả việc Ðoàn để làm cho Ðoàn càng ngày càng mạnh, càng
đông, càng vui.
Em luôn luôn ngoan ngoãn
vâng lời anh chị dạy bảo, nhường nhịn bạn bè và khuyến khích bạn lo tu học cho
tấn tới.
BÀI 5:
Ý Nghĩa Chào Kính Của Gia
Ðình Phật Tử
Gia Ðình Phật Tử dùng ấn Cát
Tường để chào nhau khi mặc đồng phục. Chào theo lối này để biểu lộ tinh thần
đoàn kết, tinh thần kỷ luật và sự hòa hợp của tổ chức Gia Ðình Phật Tử.
Cách bắt ấn Cát Tường: Người
chào đứng thẳng, mặt hướng về nguời mình chào, tay phải gập lại, cánh tay song
song với thân người, lòng bàn tay hướng về phía trước, cùi chỏ gần sát thân
người và ngang hàng với tầm lưng, đừng quá ra phía sau hay phía trước, các ngón
tay khép vào nhau, ngón tay cái đè lên ngón đeo nhẫn (ngón áp út) trong khi
ngón này gấp lại, mủi bàn tay ngang tầm vai. Tay
trái xuôi theo người. Người được chào phải chào lại người chào mình.
Ngoài ra chào theo lối bắt
ấn Cát Tường còn có mục đích nhắc nhở chúng ta lắng lòng cho trong sạch, giữ
vững niềm tin Phật, nhớ lời Phật dạy, tránh dữ làm lành.
Chính đức Phật thường dùng
ấn này để phóng hào quang cứu độ chúng sanh.
Các phương cách chào kính
trong Gia Ðình Phật Tử:
1. Chào nhau khi gặp mặt lần
đầu tiên trong ngày, người nhỏ chào người lớn trước.
2. Khi đi từng đoàn gặp anh chị trưởng chỉ người hướng dẫn chào mà thôi.
3. Khi gặp đám tang tất cả đều chào một lần.
4. Khi chào cờ Ðoàn chào một lần, lúc hát bài ca chính thức Ðóa Sen Trắng không chào.
5. Khi gặp chư Tăng Ni chắp tay vái chào, đi từng đoàn người hướng dẫn chào chư Tăng Ni.
6. Khi gặp quý Bác trong khuôn hội, Phật Tử lớn tuổi, anh chị trưởng mặc thường phục vòng tay cuối đầu chào.
2. Khi đi từng đoàn gặp anh chị trưởng chỉ người hướng dẫn chào mà thôi.
3. Khi gặp đám tang tất cả đều chào một lần.
4. Khi chào cờ Ðoàn chào một lần, lúc hát bài ca chính thức Ðóa Sen Trắng không chào.
5. Khi gặp chư Tăng Ni chắp tay vái chào, đi từng đoàn người hướng dẫn chào chư Tăng Ni.
6. Khi gặp quý Bác trong khuôn hội, Phật Tử lớn tuổi, anh chị trưởng mặc thường phục vòng tay cuối đầu chào.
Giữ yên lặng trong khuôn
viên chánh điện Chùa để tỏ lòng thành kính.
BÀI
6:
Sáu Phép Hòa Kính
I. Ðịnh Nghĩa:
Sáu phép Hòa Kính là chung
hòa thành từng đoàn và sống đúng theo tinh thần lục hòa, là sáu nguyên tắc căn
bản để các bậc xuất gia sống hòa hợp với nhau.
A. Thân Hòa Ðồng Trú: Cùng
chung một việc làm, sống chung một chỗ với nhau, đoàn kết và xem nhau như anh
em ruột thịt. Như các vị xuất gia cùng sống chung một chùa và bao giờ cũng đồng
chung công việc làm với nhau.
B. Khẩu Hòa Vô Tranh: Không
dùng lời nói thô ác, cải mắng nhau mà sinh ra giận hờn. Có điều gì không đồng
ý, thì cùng nhau lấy lời hòa nhã giải thích cho nhau đồng hiểu.
C. Ý Hòa Ðồng Duyệt: Nghĩa
là ý kiến dung hòa với nhau, không có mỗi người mỗi ý, làm việc gì cũng phải
hỏi ý kiến với nhau, sau khi thỏa thuận rồi mới thi hành.
D. Giới Hòa Ðồng Tu: Luôn
luôn giúp đỡ lẫn nhau và đồng tuân theo giữ gìn giới luật.
E. Lợi Hòa Ðồng Quân: Những
quyền lợi gì có được thì phải đồng chia đều với nhau, không có kẻ ít người
nhiều.
F. Kiến Hòa Ðồng Giải: Mọi
sự hiểu biết đều phải giải thích cho nhau cùng hiểu, cùng học chứ không phải
giữ lấy riêng một mình.
II. Kết Luận:
Ðức Phật đã đặt ra sáu phép
Hòa Kính nầy làm nguyên tắc cho các bậc xuất gia chung sống với nhau, đem sự
hòa đồng trong chúng để cùng nhau sống theo lời dạy của Ðức Phật, tinh tấn trên
con đường giải thoát và giác ngộ. Chúng ta là những Phật Tử, phải luôn luôn cố
gắng sống theo tinh thần Lục Hòa hầu tinh tấn trên đường tu học.
BÀI
7:
Chuyện Tiền Thân
Chiếc Cầu Muôn Thuở
Trong một khu rừng xanh tươi
thuộc núi Hy Mã Lạp Sơn, xứ Ấn Ðộ, có một cây xoài khổng lồ mọc cạnh bờ sông
Hằng.
Trên cây, có một đàn vượn cả
ngàn con họp thành một quốc gia riêng biệt, do một vượn chúa thân hình đẹp đẽ,
sức mạnh phi thường đứng đầu. Ðến mùa xoài trổ trái to, thơm, ngon đó là lương
thực đủ dùng cho cả quốc gia vượn.
Vượn chúa cẩn thận lắm, nó
ra lệnh cho tất cả bầy vượn ăn hết trái xoài khi xoài còn xanh, không được đợi
xoài chín, cả đoàn vâng lời làm theo. Nhưng rủi thay, một chuyện không may xảy
đến. Một trái xoài to bị tổ kiến che lấp nên dần dà chín mùi rồi rụng xuống
sông trôi theo giòng nước. Nước cuốn trái xoài chín vào trong hồ bơi của Vua xứ
Ba La Nại, gặp đúng lúc nhà Vua đang tắm. Ðược quả xoài to chín thơm nên nhà
Vua ăn thử lấy làm thích thú và hôm sau ra lệnh cho quân lính chèo thuyền theo
dòng sông đi tìm chỗ cây xoài mọc.
Sau ba ngày mệt nhọc nhà Vua
và quân lính tìm được cây xoài vĩ đại ấy và nhìn thấy trên cây đàn vượn đang
chuyền cành. Nhà Vua tức giận ra lệnh tàn sát đàn vượn đã hổn xược ăn hết xoài
chín ngon trước nhà Vua.
Nhưng trời đã sẩm tối, quân
lính phải bao vây chờ hôm sau mới ra tay.
Ðêm đó đàn vượn vô cùng
hoảng sợ. Riêng vượn chúa lại rất bình tỉnh, nó lén đến cành cây ngã về phía
dòng sông, lấy hết sức phóng qua khỏi bờ bên kia. Vượn chúa tìm được những đoạn
dây và hết sức vui mừng nối lại rồi buộc một đầu vào gốc cây còn đầu kia buộc
vào thân mình. Ðoạn vượn chúa dùng kết sức lực phóng về phía cành xoài với mục
đích bắt thành chiếc cầu dây cứu đàn vượn. Rủi thay sợi dây ngắn một đoạn nên
khi hai chân trước vừa bám được vào cành cây thì dây đã căng thẳng và chính
thân của vượn chúa nối thế một đoạn dây.
Vượn chúa ra lệnh cho cả
đoàn vượn lần lượt sang sông. Bầy vượn ngần ngại vì phải dẫm lên mình vượn
chúa. Nhiều con cảm động khóc nhưng tình thế bắt buộc đành phải trốn thoát sang
sông. Con vượn cuối cùng khá lớn tên là Davadatta vốn ganh ghét vượn chúa nên
nó dẫm mạnh lên mình của vượn chúa. Vượn chúa đau đớn gần muốn chết nhưng vẫn
cắn răng chịu đựng để cứu con vượn gian ác ấy qua sông thoát chết.
Qua được sông rồi, con vượn
Devadatta nhìn lại lấy làm ân hận, rơi hai giòng lệ vì thấy vượn chúa lông lá
tơi bời không cử động được nữa.
Sáng dậy vua Ba La Nại truyền
lệnh tiến quân, nhưng tất cả đều lấy làm lạ vì trên cây không còn con vượn nào
cả. Nhìn lại chỉ thấy một chiếc cầu dây bắt ngang sông, từ mình một con vượn
lớn. Các thợ rừng cho biết dó là con vượn chúa. Bấy giờ nhà Vua mới hiểu thấu
đầu đuôi và tĩnh ngộ. Ngài nghĩ đến sự ích kỷ của mình chỉ vì những trái xoài
mà định gây nên sự tàn sát thảm khốc. Ngài liền ra lệnh lui quân và tự tay vuốt
ve săn sóc cho đến khi tĩnh lại.
Sự hy sinh của vượn chúa làm
cho nhà Vua hối cải sửa đổi cách trị dân và làm lành tránh ác.
Vượn chúa là tiền thân của
đức Phật Thích Ca.
BÀI
8:
Chuyện Tiền Thân
Con Voi Hiếu Nghĩa
Ngày xưa ở xứ Ba La Nại có
một vị Vua thường dẫn lính vào rừng săn bắn. Một hôm nhà Vua thấy một con voi
trắng tuyệt đẹp, vua bắt về sai lính trông nom cẩn thận và lo cho ăn uống sung
sướng.
Nhưng kể từ khi bị bắt, voi
chỉ khóc đầm đìa không chịu ăn uống. Tên lính trông nom liền trình lên nhà Vua
điều ấy. Vua liền tự mình đến chuồng và hỏi voi tại sao không ăn uống mà cứ
khóc mãi như thế.
Voi liền quỳ xuống thưa
rằng:
- Tâu bệ hạ, tôi còn cha mẹ
già ở rừng xanh không thể đi kiếm ăn được, chỉ trông cậy vào mình tôi. Nay tôi
sa cơ bị bắt, cha mẹ tôi chắc sẽ chết đói. Thà tôi chịu chết còn hơn sống mà
không làm tròn hiếu đạo.
Nghe xong nhà Vua động lòng
thương mến thả cho voi về rừng. Voi quỳ xuống tạ ơn và hứa sẽ trở lại hầu hạ
Vua sau khi nuôi dưỡng cha mẹ già đến khi qua đời. Xong voi vội vã chạy về
rừng, nơi cha mẹ ở.
Mười hai năm sau, khi Vua đang
ngự tại triều, bỗng thấy con voi năm trước trở lại, thân thể gầy còm. Voi quỳ
xuống thưa với nhà Vua là cha mẹ voi đã qua đời. Nhớ lời hẹn xưa voi trở về hầu
hạ Vua.
Nghe xong Vua khen con voi
có hiếu nghĩa, biết giữ lời hứa nên sai người trông nom con voi quý đến già
chết.
Con voi ấy là tiền thân của
đức Phật Thích Ca.
BÀI
9:
Mẫu Chuyện Ðạo
Thầy Tỳ Kheo với Con Ngỗng
Một Thầy Tỳ Kheo mang bình
bát ghé một nhà giàu có để khất thực. Bà chủ nhà đang trò chuyện vô ý đánh rơi
chiếc nhẫn xuống sàn nhà. Lúc đó có một con ngỗng đi qua và nuốt ngay chiếc
nhẫn vào bụng. Khi chủ nhà biết mất chiếc nhẫn liền hỏi Thầy Tỳ Kheo có thấy
rơi chỗ nào không, nhưng Thầy Tỳ Kheo vẫn im lặng không trả lời.
Sanh nghi Thầy Tỳ Kheo nhặt
và giấu chiếc nhẫn quý nên chủ nhà nhiếc mắng thậm tệ và đánh đập, nhưng Thầy
Tỳ Kheo vẫn im lặng chịu đau không nói gì cả.
Một lúc sau người nhà báo
tin con ngỗng tự nhiên ngã ra chết. Bấy giờ Thầy Tỳ Kheo mới chậm rãi nói rằng:
- Hồi nãy tôi thấy con ngỗng
nuốt chiếc nhẫn của bà chủ. Chủ nhà cho người mổ ruột ngỗng và quả nhiên tìm
thấy được chiếc nhẫn đã bị mất.
Quá hối hận, chủ nhà liền
sụp lạy Thầy Tỳ Kheo và lễ phép thưa rằng:
- Trước đây Thầy thấy con
ngỗng nuốt chiếc nhẫn, tại sao Thầy không cho con biết, con hỏi nhiều lần Thầy
vẫn im lặng đến nỗi con xúc phạm đến thế, mà Thầy vẫn không trả lời?
Thầy Tỳ Kheo chậm rãi nói:
- Thà tôi bị nhiếc mắng, bị
đánh đập mà giữ được đạo hạnh chứ nếu tôi nói cho bà biết thì con ngỗng ẽ bị sát
hại, việc ấy không bao giờ kẻ tu hành dám làm.
BÀI 1: Lịch sử đức Phật Thích Ca
Các
em thân mến
Ở
các bậc mở mắt, cánh mềm, chân cứng, các em đã vinh hạnh học qua lịch sử Đức
Thế Tôn của chúng ta, các em đã biết sơ lược về thân thế, đời sống của ngài lúc
còn là thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn ở nước Ca Tỳ La Vệ, các em cũng đã
hiểu được rang: vì lòng xương xót vô bờ bến đối với chúng sanh đang đau khổ
trong cảnh luân hồi sanh tử nên Ngài đã bỏ cung vàng điện ngọc, giã từ cả vợ
con để xuất gia tìm đạo cưu khổ chúng sanh.
Các
em cũng đã hình dung được quá trình gian truân bôn ba học đạo rồi trải suốt 6
năm ròng rã tu khổ hạnh chốn rừng già. Ngài vẫn nuôi chí quyết tâm tìm cho ra
đạo giải thoát mà trải bốn mươi chin ngày đêm liên tục tham thuyền nhập định
dưới cội bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thuyền, Ngài đã hoàn toàn giác ngộ thành
PHẬT hiệu là THÍCH CA MÂU NI.
Hôm
nay các em đã lên bậc tung bay, bậc cao nhất của ngành oanh vũ. Đây là một vinh
dự to lớn đáng ghi nhớ trong sinh hoạt GĐPT của các em.
Một
lần nữa, các em sẽ được hạnh phúc chiêm ngưỡng thêm những sự kiện trọng đại
tiếp theo trong lịch sử vĩ đại của đức Phật. Đó là giai đoạn đức Phật truyền
đạo và nhập niết bàn.
Nhưng
trước khi tìm hiểu các giai đoạn này, các em cũng nên ôn lai giai đoạn đúc Phật
thành đạo mà các em đã học ở bậc chân cứng.
(đến
đây huynh trưởng nêu một số câu hỏi gợi nhắc các em ôn lại các chi tiết lúc đức
Phật thành đạo theo nội dung tóm tắt như sau )
Thấy
rắng tu khổ hạnh ép xác không phải là lối tu chân chính, thái tử bèn ăn uống
bình thường trở lại. sau khi uống bát sữa do nàng Tu Xà Đề đem dâng ngài xuống
sông Ni Liên Thuyền tắm rửa sạch sẽ rồi lên bờ, đến gốc cây bồ đề trải thảm cỏ
làm đệm ngồi. Ngài bắt đầu tu thiền định. Ngài hoàn toàn yên lặng, tập trung tu
tưởng cao độ, chuyên chú quan sát sự thật của vũ trụ và đời người.
Sợ
thái tử thành đạo sẽ giác ngộ cho mọi loài. ma vương đua nhau đến quấy phá, quyến
rũ. nhưng với ý chí kiên quyết và dịnh lực cao cường, thái tử đã chiến thắng
tất cả mọi sự phá phách cản trở, cám dỗ của ma vương.
Sau
49 ngày đêm tham thiền nhập định, thía tử lần lượt thấy rõ tất cả các kiếp
trước của mình, rồi thấy rõ cùng khắp vũ trụ và diệt trừ hết tất thảy mê lầm
phiền não. lúc sao mai vừa mọc, ngài hoàn toàn giác ngộ thành Phật hiệu là
THÍCH CA MÂU NI. lúc đó quả đất rung động, không trung vang động nhạc trời mừng
chúc, mưa hoa cúng dường.
Đúc
Phật thành đạo là một sự kiện vô cùng trọng đại, sẽ đem ánh sang giác ngộ soi
đường cho muôn loài chúng sanh ra khỏi đem dài tăm tối lầm mê đau khổ.
II. ĐỨC PHẬT TRUYỀN ĐẠO
Chuẩn
bị:
Hình
ảnh, chuyện kể, câu hỏi gợi ý … để giảng về giai đoạn truyền đạo – nhập diệt mà
nội dung tóm tắt như sau:
Bài
tóm tắt
Với
hạnh nguyện cứu độ chúng sanh khỏi mê lầm đau khổ nên su khi thành đạo đức Phật
quyết định đem giáo pháp truyền dạy cho chúng sanh.
Trước
tiên đức Phật đến vườn lộc uyển là nơi lúc trước Ngài tu khổ hạnh, thuyết giảng
pháp Bốn đế cho nhóm 5 người ông Kiều Trần Như. nhóm 5 người ông Kiều Trần Như nghe
pháp liền được giác ngộ bèn quy y Phật xin làm đệ tử.
Rồi
ngài lại tiếp tục lên đường, rày đây mai đó trải qua vô vàn gian lao, khỏ ngọc
mà thuyết pháp ròng rã 49 năm, hóa độ muôn ức chúng sanh, không phân biệt giai
cấp. từ hàng vua chúa, quan quyền quý tộc đến người dân thường, từ người giàu
sang đến kẻ nghèo hèn cực khổ đều được đức Phật giáo hóa đem lại hạnh phúc.
Một
số vị đệ tử danh tiếng của đức Phật như: ngài Ca Diếp. ngào A Nan ( em họ Phật),
ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên, vua Tần Bà Sa La, bà Ma Ha Ba Xà Bà Đề (dì
của Phật đã nuôi dưỡng Phật lúc nhỏ mồ côi mẹ )
III.
ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT
Tóm
tắt:
Một
hôm đúc Phật báo cho tất cả các đệ tử biết rằng, đã đến lúc Ngài phải vì công
hạnh hóa độ của Ngài đã viên mãn.
Ngày
trăng tròn tháng 2 ấn Độ ( tức 15-2 âm lịch ) đức Phật đến xứ Câu Ly, vào rừng Xa
Nại ( Sa La ), cho treo võng nơi 2 cây song thọ và nằm nghĩ.
Ngài
hội họp tất cả các đệ tử lại giảng dạy lần cuối cùng, Ngài ân cần khuyên nhũ
mọi người hãy tôn trọng và giữ gìn giới luật, tinh tấn tu hành để giải thoát. rồi
Ngài an nhiên từ giã mọi người mà vào niết bàn. Ngài hưởng thọ 80 tuổi.
Các
đệ tử hỏa thiêu nhục thân Phật và thu nhặt rất nhiều ngọc xá lợi, phân chia các
nước các dân tộc xây bảo tháp phụng thờ kỷ niệm và nhớ ơn Phật.
Em
tập suy nghiệp về cuộc đời đức Phật
Huy
trưởng tùy nghi đặt câu hỏi gợi ý cho các em thử nhận định, suy nghiệm về đức
tánh hạnh nguyện, cuộc đời cao cả của đức Phật.
Sẽ
có nhiều ý kiến của các em nhưng sẽ quy nạp về 2 ý chính sau:
1.
cuộc đời đức Phật
là một tấm gương sang về lòng thương rộng lớn, sự hi sinh vô cùng cao cả và ý
chí phấn đấu hêt sức kiên cường mãnh liệt.
(
dẫn chứng thuyết minh: Ngài đã cương quyết đoạn tuyệt cảnh đời vương dã quyền
quý xa hoa, dấn thân vào gian khổ, xuất gia tìm đạo để thực hiện chí nguyện cứu
khổ chúng sanh. ngài đã bôn ba học đạo, 6 năm tu khổ hạnh nơi rưng sâu, tham
thuyền nhập định suốt 49 ngày đêm cho dến lúc chứng thành đạo quả. rồi Phật lại
ròng rã 49 năm vân du khắp mọi xứ thuyết pháp độ sanh đem ánh sáng đại vàng
gieo rắc dẫn dắt muôn loài được giác ngộ chân lí, giải thoát an vui.
Mọi
loài tôn xưng ngài là đấng cha lành của muôn loài, là vị thầy dẫn đường cho cả
cõi trời, cõi người.
2.
tôn kính, tưởng
nhớ, đền đáp công ơn to lớn của đức Phật, các em phải cố gắng siêng năng tu học,
hiếu thảo, lễ độ. trao dồi đạo đức, bỏ ác làm lành, giúp đỡ đồng bào, bà con
nghèo khổ hoạn nạn … thẻ hiện những đức tính của người phật tử.
BÀI 2:
EM THỰC HÀNH ĂN CHAY
Chuyện
kể, diễn kịch
-Tuấn
ơi, đi chưa ?
Các
bạn Vũ và Dũng gọi tuấn đi học sớm vì sáng nay đội của Tuấn làm trực nhật lớp. nhìn
đồng hồ treo tường, Tuấn kêu lên:
-ôi
sớm chán, còn đủ thời giờ để ăn sáng thoải mái, à mà các bạn đã điểm tâm chưa?
-sáng
nay má mình mệt, không nấu ăn được nên cho mình tiền mua ăn thôi. Dũng tiếp lời
Vũ
-còn
mình chưa kịp ăn thì vũ tới dục, nên chịu đồng tâm một bữa cũng được. Vũ thúc
cùi chỏ vào hông Dũng và chỉ qua bên kia đường, tay móc túi lấy tiền đưa cho Dũng
và nói:
-thôi
đừng lên án mình nữa, xin chịu tội, cạu chịu khó qua lấy, mấy ổ mì xíu về ăn, còn
Tuấn thay quần áo là vừa, Tuấn vội ngăn lại:
Thôi
cảm ơn các bạn chỉ mua 2 ổ thôi. .
Vũ
nhìn bạn ngạc nhiên, Tuấn nhỏ nhẹ nói tiếp:
Hai
bạn thông cảm, hôm nay là ngay 23 ta, là ngay trai của nhà mình
Vừa
lúc đố mẹ Tuấn đem mấy đĩa xôi, đĩa muối đậu, chén nước tương lên bàn vui vẻ
giuc:
Vũ
và Dũng vào cùng ăn với Tuấn rồi đi học. vừa nói bà vừa dắt tay hai bạn vào bàn,
ấn xuống ghế rồi nói:
Năm
nay Tuấn lên bậc tung bay nên cùng cả nhà ăn chay một tháng 6 ngày, ngày nay là
23 trai là ngày trai. Bác làm xôi nhiều đấy, hai cháu ăn đi dừng ngại, đây cũng
như nhà các chàu mà thôi.
Cả
ba cùng ngồi ăn, vừa ăn Vũ vừa nói:
Đây
chỉ có Tuấn tham gia GĐPT nên biết ý nghĩa ăn chay, chứ tụi mình thì mù tịt, Dũng
vội nói như để phân bua:
Ăn
chay là ăn những thứ không có sinh mạng như thịt cá …mà chỉ ăn các thứ thảo mộc
như rau, trái hoa củ, dầu thực vật sữa. . Vũ nhìn Tuấn như để do hỏi đúng sai. Tuấn
nói:
Dũng
giải thích rất đúng đấy. Vũ lại hỏi:
Thế
cậu nói cho mình biết tại sao người phật tử lại ăn chay ?
Điều
nay mình chỉ nhớ mang máng thôi, Tuấn giải thích thì rõ hơn. Tuấn bèn nói:
Đức
Phật có tình thương rộng lớn đối với tất cả chúng sanh. mọi loài đều ham sống
sợ chết. đạo Phật là đạo từ bi, tôn trọng sự sống và sự bình an hạnh phúc của
mọi loài nên người phật tử không vì ngon miệng trong chốc lát mà nỡ giết hại
sinh vật để ăn. vì vậy đức Phật dạy phật tử nên ăn chay.
Vũ
gật gù ra vẻ hiểu và thích thú hỏi thêm:
Thế
ăn chay so với ăn cá thịt lợi ích thé nào ?
Ăn
chay có nhiều lợi ích hơn ăn cá thịt. cá thịt tuy mới nhìn cho là ngon nhưng
chúa rất nhiều mầm bệnh. rau trái đã có nhiều chất bổ lại ít mầm gây bệnh nên
rất có lợi cho sức khỏe. ăn chay lại đễ tiêu, thân thể nhẹ nhàng trí óc minh
mẫn, tinh thần thư thái, tính tình trở nên hiền lành. ăn chay lại còn tránh
được quả báo đau khổ vì nghiệp giết hại. ăn
chay
cũng đơn giản dế mua sắm và kho nấu, cuộc sống thành ra giản dị, không cầu kì.
thế
hôm nay không phải ngày rằm hay mồng một mà Tuấn cũng ăn chay ?
ăn
chay là một cử chỉ tự nguyện, nghĩa là mình thấy có lợi, hợp lý thì mình thực
hiện chứ không ai bắt buộc, nhưng khi đã phát nguyện rồi thì phải giữ cho đúng
chứ không phạm. ăn chay có nhiều cách: ăn cay trường tức là ăn chay suốt đời, không
bao giờ ăn cá thịt như các thầy xuất gia. Hai là ăn chay kì tức theo kì hạn xác
định như phát nguyện mỗi năm ăn chay liên tục trpong 1, 2 hay 3 tháng hay mỗi
tháng ăn chay 2 ngày (gọi là nhị trai ) 4 ngày gọi là tứ trai, hoặc 6 ngaỳ gọi
là lục trai, hoặc 10 ngày gọi là thập trai. như nhà mình phát nguyện ăn lục trai
tức vào các ngày 1, 8, 14, 15, 23, 30. dù không ăn cá thịt nhiều ngày nhưng
mình không thấy them, sức khỏe cũng rất tốt. ba mẹ mình dộng viên cả nhà đến
thang 4 tới sẽ phát nguyện ăn thập trai đấy. Vũ lại hỏi:
nếu
trong mấy ngày trai ấy mà lỡ có đi ăn giỗ hay dự tiệc thì thế nào ?
mình
cũng phải giữ chứ không thể phạm, bất cứ lúc nào.
thế
người không đi chùa ăn chay có được không ?
được
quá đi chứ, ăn chay ddem lại lợi ích cho tất cả mọi người, chứ chẳng chỉ riêng
cho ai đâu. Ai thực hành mới thấy kết quả cụ thể hơn.
vậy
thì mình sẽ xin ba mẹ mỗi tháng ăn chay ít nhất 2 làn. Tuấn hãy ủng hộ mình nhé.
cả dũng nữa đồng ý không ?
cả
ba cùng cười vui vẻ khoắc tay nhau mang cặp sách ra trường. trên hiên nhà, mẹ Tuấn
nhín ra triều mến, thoáng nụ cười vui mừng ý nhị.
tóm tắt:
Ba
mươi, mười bốn, một, rằm
Lại
thêm lễ vía em cần nhớ ghi
Ăn
chay giữ đúng trai kì
Hiếu,
ngoan, hành thiện cho đời thêm tươi.
BÀI 3:
NĂM HẠNH
Hướng
dẫn bài giảng:
Các
em có nhớ bài văn vần nói về ý nghĩa huy hiệu hoa sen của GĐPT mà các em đã học
ở bậc mở mắt
Trả
lời: sen trắng tám cánh nền xanh
Phía
trên năm hạnh xếp thành cánh hoa
Phía
dưới ba cánh ấy là
Phật
Pháp Tăng bảo ba tòa viên dung
Vậy
năm hạnh ấy là gì? Ý ngĩa như thế nào ?oanh vũ tung bay chúng ta cần biết rõ
các em ạ.
Nội dung
Năm
hạnh là năm đức tính tốt đẹp cao quý của đức Phật mà người phật tử nên noi theo,
học tập, thực hành, để trở thành con người trong sạch, cao thượng, có ích.
II.
giải thích:
Năm
hạnh gồ có: tinh tấn, hỷ xả, thanh tịnh, trí tuệ, từ bi
1.
tinh tấn: luôn luôn tiến tới, chuyên cần học hành, tu tập không nản lòng trước
thử thách, không thối chí trướ mọi khó khăn nguy hiểm.
Tượng
trưng cho hạnh tinh tấn là đức Phật Thích Ca. nhờ hạnh tinh tấn mà ngài đã vượt
qua bao gian khổ mới tìm ra đạo giác ngộ và hóa độ chúng sanh. hạnh tinh tấn
rất quan trọng vì có tinh tấn mới có thể thực hành được các hạnh khác một cách
thành công tốt đẹp
2.
hỹ xã: luôn luôn
vui vẻ hân hoan, tự trong lòng cĩnh như trên nét mặt, vứt bỏ tất cả mọi điều u
buồn, phiền muộn, bực tức và rộng lượng, biết tha thứ. tượng trưng hạnh hỷ xã
là đức Phật Di Lặc
3.
thanh tịnh: sạch
sẽ trong trắng, trang nghiêm, giản dị, và yên tĩnh. không làm cho trí loạn động
bởi lòng tham lam, ý nghĩ xấu xa đen tối. tượng trưng cho hạnh thanh tịnh là
đức Phật A Di Đà
4.
trí tuệ: sáng
suốt, hiểu biết đúng đắn cùng khắp không bao giờ để cho sự mê lầm ngu si che
lấp tâm trí. phải tìm tòi học hỏi mở mang trí tuệ, hiểu biết rộng rãi, nhận
định sáng suốt, ý nghĩ lời nói việc làm đúng đắn phù hợp chân lí, không sai lầm.
tương trưng cho hạnh trí tuệ là Ngài Bồ Tát Văn thù Sư Lợi.
5.
từ bi: thương yêu
rộng lớn khắp mọi người mọi vật như chính bản thân mình, luôn luôn tìm mọi cách
để cứu khổ, đem lại an vui hạnh phúc cho mọi loài. Tượng trưng cho hạnh tù bi
là ngài bồ tát Quán Thế Âm. .
III. em thực hành năm hạnh: là đoàn sinh GĐPT,
dù là oanh vũ em vẫn phải tập thực hành đúng theo năm hạnh bằng cách:
-đi
sinh hoạt chuyên cần, không sờn lòng nản chí khi gặp khó khăn trở ngại. chăm
chỉ học tập, siêng năng làm các việc tốt.
-vui
vẻ, lễ phép, hòa nhã với mọi người, đoàn kết thân ái với bạn bè.
-giữ
gìn thân thể khỏe mạnh, sạch sẽ, nói lời dịu dàng, ý nghĩ trong sạch, việc làm
đứng đắn, sống giản dị, tiết kiệm, không xa hoa lãng phí
-luôn
luôn tìm tòi học tập trau dồi trí tuệ để tiến bộ
-thương
người và vật. cứu giúp người, vật khi bị tai nạn khốn khổ.
BÀI
TÓM TẮT
Năm
hạnh là năm đức tính tốt đẹp người phật tử cần trau dồi, thực hành để trở thành
người phật tử chân chính thanh cao, trong sạch là tinh tấn, hỷ xâ, thanh tịnh, trí
tuệ, từ bi.
1.
tinh tấn: siêng
năng tiến tới, cố gắng tu học không nản chí, không thối lui.
2.
hỷ xã: luôn luôn
vui vẻ, không phiền muộn, bực tức, hờn giận, biết rộng lượng và tha thứ
3.
thanh tịnh: thân
thể, ý nghĩ lời nói việc làm luôn trong sạch đúng đắn hợp đạo đức
4.
trí tuệ: hiểu
biết đúng đắn cùng khắp, đúng sự thật, không u tối sai lầm
5.
từ bi: cứu khổ
đem an vui đến khấp mọi người, mọi loài không phân biệt, không cầu mong sự đền
đáp
thực
hành năm hạnh chúng ta sẽ trở nên con người tốt đẹp, thanh cao, luôn an vui tự
tại, gia đình hạnh phúc, lợi ích cho xã hội, xứng đáng là đệ tử của Phật
em
quyết định thực hành năm hạnh của người phật tử
BÀI 4:
EM NIỆM PHẬT HẰNG NGÀY
I.
yêu cầu của bài
học:
đề
tài này cũng có ở bậc mở mắt (em niệm Phật ), bậc cánh mềm (niệm Phật ), bậc
chân cứng (em chăm niệm Phật ). Nên yêu cầu của bài này là:
-củng
cố cho các em nhớ kĩ ỹ nghĩa lợi ích và cách niệm Phật
-chú
trọng thực hành đều đặn để huân tập tính cách niệm Phật tự nhiên
-biết
thêm ca dao về niệm Phật
II.
nội dung bài giảng: nêu câu hỏi dợi ý ôn tập \
-niệm
Phật là gì?
-có
mấy cách niệm Phật thông thường (tụng niệm, mật niệm )
-em
niệm Phật lúc nào ?
-ngoài
hai cách niệm Phật thông thường là tụng niệm, mật niệm chúng ta còn niệm Phật trong
các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt nào? Cho ví dụ ?(khi gặp tai nạn nguy hiểm, đau
ốm, chết chóc để cầu chư phật cảm ứng che chở là cứu hộ hay tiếp dẫn. ví dụ lác
tai nạn nguy hiểm chúng ta thường niệm danh hiệ ngài bồ tát Quán Thế Âm. lúc có
người sắp chết hay đám tang thì niệm hiệu đức phật A Di Đà )
-niệm
Phật khẩn cấp, nguy hiểm gọi là gì ?(khẩn niệm )
-em
hãy nêu câu ca dao hay văn vần nói lên việc niệm Phật có nhiều lợi ích quý báu
?
(niệm
danh hiệu Phật hằng ngày
Tâm
hồn thanh tịnh, cuộc đời tươi vui )
-câu
ca dao nào khuyên ta nên chăm niệm Phật ?
(chuyện
đời nói ít lại
Niệm
Phật niệm nhiều hơn )
-các
em thử đặt hai câu văn vần ý nói khi niệm Phật ta phải như thế nào ?
(em
chăm niệm Phật lòng thành
Tránh
xa điều ác, việc lành thự thi )
Như
vậy cho thấy các em đã thực hành niệm Phật hằng ngày, sáng sớm lúc thức dạy, tối
trước khi đi ngủ, các em cần cố gắng hơn nữa. niệm Phật đều đặn hằng ngày đến
khi trưởng thành thói quen tự nhiên như hít thở không khí, các em sẽ thấy tâm
hồn thanh thản, trong sáng yêu đời.
Bài
tóm tắt:
Em
thường niệm Phật theo hai cách thông thường là tụng niệm và mật niệm. ngoài ra
em còn niệm Phật vào những lúc gặp tai nạn, nguy hiểm hay lo sợ để được bình
tĩnh, cầu chư Phật cảm ứng, che chở đó là NIỆM PHẬT
Sáng
thức dạy tối đi ngủ em đều niệm Phật, nhờ vậy em quên phiền muộn, thấy tâm hồn
thảnh thơi, tươi vui không nghĩ điều ác, thích làn việc lành và luôn siêng năng,
chuyên cần tiến bộ
Ca
dao: chớ đợi tuổi già rồi niệm Phật
Buồn
đau chẳng nể kẻ đầu xanh.
BÀI 5
VIỆC THIỆN LÀ NIỀM VUI
-yêu
cầu:
ở
bậc cánh mềm các em đã học bài “em làm việc thiện “. ở bậc chân cứng các em
cũng đã học về một số việc thiện như không chơi trò giết hại bố thí …nên lần
này yêu cầu của bài học là:
củng
cố cho các em hiểu rõ hơn ý nghĩa việc thiện trước mắt đem lại cho mình niềm
vui
huân
tập lòng thương, vui thích làm việc thiện hơn
-bài
giảng: huynh trưởng tùy nghi chuẩn bị: các câu hỏi ôn tập, gợi ý mới: tranh ảnh,
chuyện kể, kịch, cho các em kể chuyện hay việc làm cụ thể của chính bản thân, cha
mẹ hay bạn bè.
Hêt
học kì, Tuấn rủ bạn Minh ra phố để mua các thứ như dự ước.
Chiều
chủ nhật, Tuấn rủ bạn Minh cùng ra phố với lòng phơi phới niềm vui.
Nhưng
khi vào khỏi cổng chợ, chợt cả hai bắt gặp một cô bé độ tuổi Tuấn, thân hình ốm
o, quần áo rách rưới tay dắt một người đàn bà mù cũng gầy yếu ; mắt ngước lên
đờ đẫn, vừa lần đi với chiếc nón lá rách chìa ra phía trước vừa luôn miệng kêu
xin lòng tốt mọi người. cảm thấy lương tâm xốn xang, Tuấn không thể bước đi. trước
sự ngạc nhiên của bạn, Tuấn quay lại rút mấy tờ bạc nhẹ nhàng đặt vào chiếc nón
và nhìn ra hiệu cho cô bé. ánh mắng vui mừng hiện ra trên nét mặt ngây thơ, bé
lí nhí cảm ơn. nhiều người xung quanh cũng nhìn tuấn ngạc nhiên.
Đến
quầy bán dụng cụ thể thao, Tuấn kiếm lại túi và sau khi hỏi giá mới biết số
tiền còn lại không những không đủ mua trái bóng mà ngay chỉ cặp vợt thôi cũng
chịu. thế nhưng Tuấn không hề tiếc rẽ, kéo bạn quay về.
Thán
phục và hiểu tâm lí của bạn, Minh đề nghị cho mình góp một ít tiền đủ để tùy ý
mua một trong hai thứ vì minh chỉ có ít tiền thôi. Tuấn cảm ơn Minh và nhận lời
để mua cặp vợt làm quà cho em trai. còn quả bong thì hẹn lại học kì sau vậy.
Tuy
không có quả bong như mong ước đã lâu, nhưng Tuấn vẫn cảm thấy tươi vui vì Tuấn
và Minh cùng một lúc đã làm được hai việc thiện rất tốt đẹp, đáng quý.
Câu
hỏi: qua câu chuyện trên, huynh trưởng tùy nghi đặt câu hỏi cho các em suy nghĩ
về đức tính, ý nghĩ, việc làm của tuấn và minh. các em sẽ họ tập được những gì
ở hai bạn ấy?
Tóm
tắt: việc thiện là việc làm tốt lành, đem lại lợi ích an vui cho người và vật. người
phật tử phải làm việc thiện để thể hiện lòng từ bi, hỷ xã của chư Phật, thực
hành đúng lời Phật dạy là luôn luôn cứu khổ ban vui cho muôn người, muôn vật. có
làm việc thiện mới xứng đáng là phật tử chơn chánh.
Mọi
người không kể giàu nghèo, lớn nhỏ đều có thể làm việc thiện. người lớn làm
việc lớn, người nhỏ làm việc nhỏ. việc tuy nhỏ nhưng vẫn có lợi ích lớn và ý
nghĩa tốt đẹp. làm việc thiện chúng ta sẽ cảm thấy tâm hồn thơ thới vui tươi, trở
nên người hiền lành, đứ hạnh, thanh cao, được nhiều người mến phục và đã gieo
nhân lành tất sẽ hưởng quả tốt
Quyết
định: em cố gắng vui vẻ làm việc thiện, mỗi ngày ít nhất một việc thiện
Em
nhớ lời Phật dạy: nêú lấy chút thức ăn bố thí cho con kiến cũng được phước đức
vô lượng.
BÀI 6
SỔ TAY
VIỆC THIỆN
I.
Chuẩn bị:
Cuốn
sổ cỡ 12*18cm dày 100 trang, bao bọc, có nhãn đề: GĐPT …………ĐOÀN OANH VŨ ……ĐÀN
Sổ
tay việc thiện
Họ
và tên: pháp danh:
II.
mục đích:
Huân
tập động viên các em siêng làm việc thiện, việc hiếu.
Tiết
học này củ yếu là thực hành nên cần tạo điều kiện khuyến khích bằng cách hàng
tuần kiểm tra biểu dương các em ghi chép đầy đủ và đã làm được nhiều việc thiện,
kể cả những việc nhỏ nhặt như giúp mẹ thổi cơm, pha nước cho cha mẹ, dọn bàn ăn,
nhặt cây gai trên đường.
III.
nội dung bài giảng:
1.
mục đích các em sắm sổ tay việc thiện: các em sắm sổ tay việc thiện để ghi lại
những việc tốt đẹp, lợi ích mà hằng ngày các em thực hiện được nhằm tự nhắc nhở,
động viên lẫn nhau mỗi ngày tiến bộ, thêm trong việc tu học, tránh dữ làm lành
theo lời Phật dạy, đúng với điều luật của đoàn.
2.
cách ghi chép:
-trước
hết em sắm sổ, viết nhãn, bao bọc đúng với sự hướng dẫn của anh chị trưởng
-việc
thiện, việc hiếu sẽ được ghi liên tục theo thứ tự thời gian, việc gì trước ghi
trước. ghi chép hàng ngày mỗi tuần làm được nhiều việc thiện càng tốt.
Việc
hiếu sẽ được chú trọng nhất là vào mùa vu lan báo hiếu sẽ tổng kết thi đua.
-em
ghi theo mấy điểm chính như sau:
-ngày
tháng năm
-công
việc cụ thể
-kết
quả của công việc
-suy
nghĩ, ý tưởng, tình cảm của em khi đã làm việc thiện ấy
*lưu
ý thêm: sổ của các em nào trình bày đẹp, ghi chép rõ ràng cẩn thận, có nhiều
việc thiện việc hiếu sẽ được doàn, gia đình lưu giữ ở đoàn quán, trưng bày
trong các buổi lễ, triển lãm, các buổi kiểm tra của BHD
-đây
là một hình thức huân tập có tác dụng mạnh mẽ, các huynh trưởng cầm đoàn nên
chú ý thực hiện.
BÀI 7
TRANG THIẾT BÀN THỜ PHẬT
Khung
cảnh:
Cho
các em quan sát bàn thờ Phật tại chùa hay tại tư gia một đạo hữu (hay tranh
ảnh). Sau đó hướng dẫn các em nhận xét:
-chỗ
đặt bàn thờ
-trên
bàn thờ Phật có những gì, cách sắp đặt thế nào
-cảnh
trí trang nghiêm sạch sẽ, tinh tấn, thanh tịnh
Tóm
tắt: dựa vào bài tóm tắt sau huynh trưởng tùy nghi cùng phương pháp dể triển
khai thành bài giảng.
Đức
Phật là đấng phước trí đầy đủ, đức hạnh cao quý vẹn toàn, là tấm gương trong
sáng cao cả nên chúng ta thờ kính để tỏ lòng nhớ ơn, chiêm bái và noi gương.
Bàn
thờ Phật phải thiết nơi trang nghiêm, sạch sẽ thường là căn chính giữa củ nhà, nếu
là nhà gác thì ở tầng trên và phải lau chùi sáng sủ luôn.
Khi
thiết bàn thờ Phật chúng ta đặt ảnh hay tượng Phật chính giữa. phía trước là lư
hương, hai bên là binh hoa, hai cây đèn. ngoài ra còn có quả phảm và chén nước
trong.
Bàn
chuông mõ thấp hơn bàn Phật, vừa để tụng kinh. chuông đặt bên phải, mõ đạt bên
trái (từ ngoài nhìn vào). tại chùa cũng như tư gia lần đầu tiên thiết bàn thờ Phật
thường có làm lễ an vị.
Thực
hành: hằng ngày em lau chùi bàn thờ Phật, thắp hương vào buổi tối và sáng, niệm
Phật.
BÀI 8
Ý NGHĨA CỜ PHẬT GIÁO
II.
bài giảng:
1.
mô tả cờ: cờ phật
giáo có năm sắc theo chiều dọc (kể từ cột cờ ra) là xanh biển, vàng, đỏ, trắng,
da cam, và một sắc tổng hợp. sáu sắc ấy là sáu bằng bằng nhau. phần sắc tổng
hợp thì chia thành năm phần nhỏ theo bề ngang lá cờ kể từ trên xuống thứ tự: xanh,
vàng, đỏ, trắng, cam.
2.
nguồn gốc của lá
cờ: cờ phật giáo do một phật tử người mĩ (là đại tá HENRY STEEL OLOOTT) sáng tạo
ra, được thượng tọa HIKKDUVVE SUSMANGALA THERA đề nghị dùng làm cờ phật giáo
đàu tiên ở nước SRILANKA (Tích lan ) vào năm 1885. ngày 25-5-1950 26 phái đoàn
phật giáo thế giớ trong đố có Việt Nam
họp hội nghị o Colombo
thủ đô Srilanka đã quyết định dùng lá cờ ấy làm CỜ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI. năm 1951
cờ phật giáo bắt đầu tung bay trên bàu trời Việt Nam chúng ta
3.
ý nghĩa lá cờ: cờ
phật giáo có mấy ý nghĩa chính:
a.
năm sắc theo
chiều dọc: năm sắc xanh biển, vàng, đỏ, trắng, cam tượng trưng cho hào quang
trí tuệ của đức Phật đã tỏa chiếu lúc thành đạo. năm sắc ấy lại còn biểu tượng
cho ánh sáng chiếu soi khắp và sức mạnh vô biên của đạo Phật được tượng trưng
bằng năm lục là:
-
niềm tin vững
chắc (tín lực )
-
luôn tiến tới dù
gặp nghịch cảnh (tấn lực )
-
luôn tưởng nhớ đến
chúng sanh đau khổ và đem giáo pháp đến để cứu độ (niệm lực)
-
hành động đúng
chân lý, không lay chuyển (định lực)
-
phát huy trí tuệ,
hiêu biết sáng suốt (huệ lực )
b.
màu tổng hợp:
-tượng
trưng rằng hào quang giác ngộ của đức Phật kết hợp lại tạo nên sức mạnh vô biên
phá tan bóng tối của tham sân si dẫn đường chúng sanh đến giác ngộ, giải thoát
-lại
tượng trưng cho tinh thần hòa hợp chủng tộc đoàn kết và khát vọng hòa bình an
lạc hạnh phúc của tất cả thế giới và nhân loại.
4.
thực hành: cờ phật giáo có ý nghĩa rất thiêng liêng cao quí mọi người phật tử
trên thế giới đều phải tôn trọng và bảo vệ lá cờ năm sắc.
Quyết
định: -em giữ gìn lá cờ phật giáo sạch sẽ, tươi thắm
-
treo cờ vào các
ngày lễ phật giáo
III,
bài tóm tắt và câu hỏi: huynh trưởng tự soạn
BÀI 9
GIỮ GÌN ÁO LAM
I.
chuẩn bị: tùy
nghi chuẩn bị: chuyện kể, kịch ngắn hay các câu hỏi để hướng dẫn bài dạy được
cụ thể, sinh động
II.
mục đích yêu cầu:
triển khai các ý chính sau
1.
ý nghĩa áo lam:
-sắc
phục chính của gia đình phật tử là áo lam.
-màu
lam là màu khói trầm hương cúng dường tam bảo.
-màu
lam là màu hiền dịu mát mắt, không hoa hòe sặc sỡ chói chang
-màu
lam là màu bình dân, giản dị, dễ hòa đồng với thiên thiên, gàn gũi, bình đẳng
hòa hợp với mọi người.
2.
tôn trọng và giữ gìn áo lam:
Sắc
phục áo lam tượng trưng cho tinh thần thanh cao, mục đích tốt đẹp và ý thức kỉ
luật của GĐPT nên chúng ta phải tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn áo lam.
May
áo đúng cách thức theo nội quy
Khi
mặc sắc phục phải đúng quy cách, sửa sang ngay ngắn, sạch sẽ, đầy đủ cúc gài, huy
hiệu hoa sen, cấp hiệu, phù hiệu.
Chỉ
mặc áo lam khi đi sinh hoạt, tuyệt đối không mặc áo lam khi ở nhà, đi học, đi
chơi, lao động…
Sau
buổi sinh hoạt phải giặt sạch sẽ và treo móc cẩn thận nơi cố định
Nêu
cao danh dự áo lam khi mặc áo lam cũng như lúc bình thường bằng lời nói việc
làm đúng đắn.
BÀI 10
NGUYỄN THỊ VÂN
ĐOÀN SINH GĐPT HY SINH VÌ ĐẠO PHÁP
Trong
cuộc vận động của phật giáo bảo vệ đạo pháp năm 1965 cũng như đòi hỏi chủ quyền
dân tộc, dân chủ, hòa bình năm 1966 của nhân dân miềm nam nhiều tăng ni phật tử
đã tự nguyện thiêu thân cúng dường chánh pháp, hy sinh thân mạng cho đạo pháp
và dân tộc. trong số những thánh tử đạo, những vị pháp vong thân ấy có nhiều
huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT mà thiếu nữ NGUYỄN THỊ VÂN là một tấm gương hy
sinh dũng cảm và cao cả.
Nguyễn
Thị Vân pháp danh là Không Gian sinh ngày 12-4-1950 tại huế là đoàn sinh đoàn
thiếu nữ GĐPT Thành Nội, Huế.
Sinh
ra và lớn lên trong một gia đình phật giáo thuàn thành và sinh hoạt GĐPT từ nhỏ
nên Vân đã được hun đúc nhiều đức tính tốt đẹp, hết lòng kính tin tam bảo trung
thành với đạo pháp.
Năm
9 tuổi Vân vào đoàn oanh vũ nữ GĐPT Thành Nội. vân rất ngoan ngoãn, siêng năng
đi sinh hoạt, chăm chỉ học tập. ở nhà Vân là đứa con ngoan. ở trường Vân là học
trò tốt, đoàn lại gương mẫu nên các bạn cảm mến, anh chị trưởng thương yêu, tin
tưởng cho giữ chức vụ thứ đàn đầu đàn
Khi
lên đoàn thiếu nữ, lần lượt trúng cách cao trong các kì thi vượt bậc hướng
thiện, sơ thiện, trung thiện nhưng Vân vẫn luôn luôn khiêm tốn, lễ độ, dịu dàng
và đoàn kết thân ái với các bạn trong đoàn, gia đình. Vân lại không ngừng siêng
năng tinh tấn, tìm tòi học hỏi và gương mẫu trong mọi sinh hoạt đoàn.
Năm
1966 cuộc vận động đòi hỏi thực thi dân chủ chủ quyền dân tộc và hòa bình của
phật giáo bị chính quyền đọc tài nguyễn văn thiệu đàn áp dã man. nhiều vị tăng
ni nhiều phật tử khắp miền đã liên tiếp tự nguyện thiu thân để bảo vệ đạo pháp
và gần nhất là ni cô thích nữ Thanh Quang tự thiêu tại chùa Diệu Đế -Huế.
Trước
tình hình sôi bỏng ấy, ý nguyện tiếp nối ngứng ngọn đuốc hùng lực để cảnh tỉnh
người cầm quyền độc tài đã nảy nở trong lòng và không ngừng thôi thúc Vân thực
hiện tâm nguyện góp phần bảo vệ đạo pháp mà Vân nung nấu.
Trước
khi thực hiện đại nguyện, Vân đã viết để lại 3 bức thư:
-một
gởi cha mẹ tạ ơn sinh thành và từ biệt thân quyến
-một
gởi chính quyền đương thời yêu cầu chấm dứt đàn áp phật giáo và nhân dân
-một
kêu gọi chính phủ Mỹ ngưng tiếp sức chế độ độc tài dàn áp phật giáo, đi ngược
lại quyền lợi đất nước và dân tộc Việt Nam
Thế
rồi lúc 3h sáng ngày 12 tháng 4 năm Bính Ngọ tưc ngày 31-5-1966 trong khi cả
gia đình và mọi người đang yên ngủ thì Vân một mình lặng lẽ đến trước hiên chùa
Thành Nội, điềm tọa, rưới xăng lên người rồi tự tay châm lửa đốt thân cúng
dường tam bảo, làm đuốc cảnh tỉnh những người đang dấn sâu vào hành động tội
lỗi bởi lầm mê
Vì
dầu quá ít ngọn lửa không đủ sức thiêu cháy toàn thân. khi mọi người biết rõ sự
việc đó đến cứu chữa thì thân thể Vân đã phỏng rộp, rướm máu. mặ dù vô cùng đau
đớn nhưng Vân vẫn lâm xâm niệm phật. với tinh thần quả cảm sao độ và ý chí cực
kì mãnh liệt, kiên quyết hy sinh vì đạo pháp nên qua hơi thở yếu ớt. Vân thì
thào đầy tâm huyết:
Xin
…. thêm …. xăng …. thêm…… xăng…. Cho……. . con……. . được…… tròn…. Ý……… nguyện……
Ngay
sau khi ngọn lửa của Vân bùng lên không mấy chốc quý thầy, gia đình, đạo hữu
bạn đoàn đồng bào và đông đảo phóng viên báo chí đã có mặt chứng kiến hành động
cao cả và dũng cảm, hình ảnh bị thương đầy xúc động và lời thỉnh cầu tha tiết
ấy nhưng không một ai có đủ can đảm thỏa mãn lời mong gọi của Vân
Cả
thành phố Huế bang hoàng xúc động đau buồn lẫn cảm phục và âm vang lời nguyện
cầu nhưng không thể nào cứu sống Vân
7h15’
ngày hôm ấy mọi người nghẹn ngào xúc động nghiêng mình đưa tiễn van đi vào cõi
vĩnh hằng để lại niềm nhớ thương vô hạn và lòng cảm phục sâu sắc cho đồng bào
phật tử Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung
Cùng
với chiếc áo lam diệu hiền thuở nào đầy đủ hoa sen phù hiệu cấp hiệu mà Vân đã
gói ghém thân gởi lại lưu niệm cho quý bác đạo hữu anh chị trưởng và bạn bè
GĐPT thân yêu, hành động dũng cảm của Vân đã khắc sâu trong tâm tưởng tất cả
các anh chị huynh trưởng và đoàn sinh niềm thương tiếc vô hạn, một hình ảnh cao
đẹp tuyệt vời và tấm gương hy sinh vì đạo pháp không ngừng rực sáng.
Câu
hỏi và bài tóm tắt: huynh trưởng tự soạn.
BÀI 11
CHÙA TRONG VÙNG
ở
bậc chân cứng các en đã học về chùa địa phương (của thôn hay làng ). ở đây
huynh trưởng tùy nghi chuẩn bị hướng dẫn các em tìm hiểu những nét đại cương về
một ngôi chùa trong vùng hay xã lân cận, cho các em có dịp tiếp xúc làm quen
qua các buổi du ngoạn, tham quan để mở rộng sự hiểu biết tầm nhìn và phát triển
niềm tin Tam Bảo của các em.
BÀI 12
QUÝ TRỌNG SỰ SỐNG
I.
chuẩn bị: chuyện
kể, câu hỏi gợi ý hướng dẫn hay các đồ chơi có tính giết hại như ná cao su, súng
nhựa, kiềm nhựa (sau khi giảng bài đem đốt, hoặc đem đốt rồi nêu câu hỏi để đi
vào bài giảng )
II.
nội dung: triển
khai các ý chính sau đây
1.
đạo Phật là đạo
giác ngộ nên mọi người phải nhận thức đúng đắn một sự thật hiển nhiên là mọi
loài đều ham sống sợ chết, nghĩa là mọi loài đều bình đẳng nên không ai được
dành quyền xâm phạm mạng sống kể khác loài khác
2.
đạo Phật là đạo
từ bi nên ngượ phật tử phải biết xót thương, xúc động trước sự đau khổ vủa mọi
loài mà trước hết là sự đau đớn thể xác khi bị hành hạ giết hại nên không nỡ
hành hạ đâm chem. .
3.
các em có biết
không: nổi khổ của một bầy chim con ngóng cổ chờ mẹ tha mồi về khi mẹ nó đã bị
các em bắn chết mất rồi. nỗi khổ của các con dế bị các em dùng tóc quấn vào đầu
quay mòng mòng và ngắt đầu chúng. nỗi khổ của con bươm bướm, chuồn chuồn, châu
chấu, bị các em bẻ đầu vặt cánh. các em có cảm nhận những nỗi đau đớn đó không.
nếu thấy chắc các em không nỡ nào có những hành động tàn ác như vậy.
Và
các em có sợ quả bó đời sau đầu thai làm chim, dế, chuồn chuồn… để rồi phải
chịu trả nợ những nỗi đau khổ như vậy không? Vậy các em không nên chơi trò giết
hại không bảo người khác chơi trò giết hại. đức Phật thiết tha dạy chúng ta
rằng: “đối với tất cả chúng sanh phải tự bi thương xót và sanh lòng hổ thẹn đau
đớn trước hành động giết hại vất bỏ cả dao gậy, những khí cụ đánh đập, đâm chém,
bắn giết”.
BÀI 13
GIỮ GÌN VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I.
mục đích:
-xây
dựng tình yêu quê hương đất nước
-xây
dựng ý thức nếp sống văn hóa cộng đồng
II.
nội dung: đây chỉ là đề tài có gợi ý chung
Tùy
tình hình thực tế của mỗi địa phương. huynh trưởng vận dụng linh hoạt sáng tạo
mà triển khai cho phù hợp. ví dụ: có một số hiện tượng xem như tệ nạn xảy ra
khá phổ biến tịa một số nơi nhất là ở nông thôn như:
-
đào bới đường xá
mương máng ngăn lấp cống rãnh
-
chặt phá cây cối
-
nơi tôn nghiêm
như đình chùa miếu vũ không được tôn trọng (cho trâu bò vào ăn cỏ trong sân )
-
trẻ em đập phá
lăng mộ. khi có người xây lăng mộ thì hăm dọa để đòi mãi lộ
-
phóng uế bừa bãi,
đổ rác bẩn, phơi rơm rạ ra đường, gốc đa bến nước bẩn thỉu
-
thiếu nhi rong
thôn trong xã chia phe nhóm đánh lộn nhau …
vận
dụng các hiện tượng như trên làm đề tài thời sự, cảnh giác các em đừng rơi vào
các tệ nạn ấy và khuyên bảo bạn bè, anh em đừng tham gia các hành động đó.
III.
nội dung: mỗi người
sinh ra đều có một quê hương để nương tựa và yêu thương mà lớn lên. quê hương
nhỏ bé nhưng gần gũi, yêu mến chính là thôn xóm làng ấp của mình. Quê hương dù
nhỏ dù nghèo nhưng vẫn có những nét đẹp riêng, gợi lên trong mỗi người một niềm
tự hào và tình yêu tự nhiên thiêng liêng chân thật. vì thế, dù có đi xa trăm
nơi giàu sang ngàn xứ đô hội ai cũng có lúc chạnh lòng nhớ quê hương với hình
ảnh cây đa bến nước con đò. nào con đường nhỏ rợp bóng tre xanh, đây sân đình
chiều hè ngập nắng bướm bay. kia mái chùa cổ kính hoàng hôn vọng tiếng chuông
đưa. dù đã trưởng thành hay còn thơ trẻ được sống trên quê hương là một hạnh
phúc.
Vậy
nên mọi người hãy cùng nhau làm cho hạnh phúc ấy bền vững và lớn lên bằng cách
góp sức làm cho quê hương tươi đẹp và bình yên.
BÀI 14
DẮT DÌU CÁC BẠN ĐI SINH HOẠT
I.
mục đích yêu cầu:
gây cho các em ý thức trách nhiệm và thói quen nhắc nhở, dìu dắt các bạn trong
đàn, trong đoàn hay gia đình sinh hoạt đều đặn.
II.
ý chính: các em
bậc tung bay là đoàn sinh lớn nhất trong đoàn nên các em có trách nhiệm lớn
phải chỉ bảo nhắc nhở dìu dắt các bạn nhỏ hơn mình trong việc học tập hằng ngày
cũng như việc đi sinh hoạt đoàn là một vinh dự lớn đối với các em.
Vả
lại, các em hàu hết đều là đầu đàn hay thứ đàn nên nhiệm vụ các em càng nặng nề
và cao quý hơn là điều khiển đàn trong mọi sinh hoạt của đoàn. Một trong những
nhiệm vụ cụ thể nhất và quan trọng nhất là các em phải nhắc nhở, kêu gọi, giúp
đỡ, đốc thúc các bạn trong đoàn đi sinh hoạt đều đặn, đông đủ trong các buổi
sinh hoạt thường lệ cũng như các kì sinh hoạt đặc biệt khác.
Ngoài
ra các em còn nhắc các bạn mặc đồng phục sạch sẽ, đúng cách, đầy đủ huy hiệu, phù
hiệu, sắm đủ sổ sinh hoạt, gút, dây, bút…
Nhiệt
tình và việc làm cụ thể của các em sẽ góp một phần rất lớn làm cho đoàn được
thêm đông vui, hứng thú, thân mật, tiến bộ đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong việc
tu học.
BÀI 15
CHUYỆN TIỀN THÂN
NGƯỜI ĐẠO SĨ CHÍ HIẾU
I.
mục đích yêu cầu:
qua câu chuyện giáo dục các em biết hiếu thuận với cha me.
Yêu
cầu: các em nói được ý chính câu chuyện. kể lại vắn tắt câu chuyện
II.
chuyện kể:
ngày
xưa có một đạo sĩ tên là Quang Thiêm nhà nghèo, cha mẹ lại bị mù. đêm ngày đạo
sĩ chăm sóc cha mẹ rất chu đáo. nhưng vì thấy người đời ham danh trục lợi, không
biết làm lành tránh dữ nên đạo sĩ đưa cha mẹ vào rừng dựng một căn chòi nhỏ để
vừa phụng dưỡng cha mẹ vừa được yên tĩnh tu tập. Quang Thiêm không bao giờ giết
hại thú rừng, chỉ kiếm hoa trái nuôi cha mẹ.
Trong
rừng có một con suối nước trong mát, ven suối cây cối tốt tươi, nhiều hoa thơm
trái ngon, Quang Thiêm thường đến đây hái lượm.
Một
hôm vua Ca Di vào rừng săn bắn, đến ngọn suối kia trong khi đạo sĩ cũng đang
hái trái nơi đây. nghe tiếng động trong lùm cây lá rậm rạp, nhà vua ngỡ là
giống thú nên vội dương cung bắn, rủi ro, vị đạo sĩ lại bị bắn trúng tên ngã ra
bất tĩnh.
Khi
phát hiện ra con mồi không phải là hưu nai mà là một con người nhà vua cho lệnh
cứu chữa.
Lúc
tỉnh lại thấy mình bị tên bắn không thể thoát chết đạo sĩ bèn kêu xin:
-các
ngài ơi thân tôi dù chết cũng đành chịu. ngặt vì tôi còn cha mẹ già lại mù lòa
không ai nuôi dưỡng, chắc phải chết đói. kính lạy Phật trời hiểu thấu tình cảnh
khổ đau này mà cứu độ cho cha mẹ con thoát khỏi tai nạn. nói xong đạo sĩ tắt
thở.
Vua
Ca Di nghe thấy vậy cảm động sa nước mắt và than thở hối hận:
Ôi
ta thật là một kẻ bất nhân, vì ham giết thú vật để vui chơi và ăn cho ngon
miệng mà đã giết lầm người con chí hiếu thế này.
Sau
đó nhà vua tìm đến nơi cha mẹ Quang Thiêm ở để đưa về nuôi dưỡng săn sóc. hai
ông bà già khi nghe tin con chết thì kêu gào thảm thiết. cả hai lần mò đến bên
xác con ôm chầm lấy khóc lóc kể lể rồi vuốt ve mãi không thôi và quyết định đối
để cùng chết theo đứa con hiếu thảo.
Lòng
chí hiếu của Quang Thiêm tình thương con tha thiết không bờ bến của cha mẹ đạo
sĩ đã cảm động đất trời và được vị thần tiên cảm ứng hiện thời cứu sống ba
người. cả ba vô cùng mừng rỡ đồng quỳ lạy tạ trời đẩt cứu mạng.
Chứng
kiến đức hiếu của Quang Thiêm và tình thương cốt nhục sâu nặng của cha mẹ mù
vua Ca Di thấy ăn năn hối hận. từ đó về sau không thích săn bắn nữa mà chăm làm
điều lành, trị quốc an dân bằng đạo đức tốt đẹp.
Đạo
sĩ Quang Thiêm chí hiếu là tiền thân cuẩ đức Phật Thích Ca. cha mẹ đạo sĩ là
tiền thân của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. vua Ca Di là tiền thân của ngài
A Nan.
III.
tóm tắt ý chính: chàng đạo sĩ Quang Thiêm là mợt người con đại hiếu, hết lòng
phụng dưỡng cha mẹ. trước khi chết vì mũi tên của vua Ca Di bắn nhầm trong một
cuộc săn, chàng không nghĩ tới thân mình mà chỉ than xin phật trời cứu hộ cho
cha mẹ được an lành, lòng chí hiếu ấy và lòng thương con bao la của hai lão già
đã cảm động đất trời, nên được thần tiên cứu mạng cả ba. cũng chính lòng hiếu
thảo ấy đã cải hóa vua Ca Di từ bỏ nghiệp chơi bời săn bắn, chăm lo trị quốc an
dân.
Thực
hành: cho các em kể chuyện hay đóng kịch.
BÀI 16
CON KHỈ NHÂN TỪ.
Thuở
xưa có một con khỉ lớn rất mạnh khỏe, thông minh lại có lòng nhân từ thường đi
khắp các núi rừng cứu giúp người bị tai nạn.
Một
hôm đang ngồi trên cành ăn trái cây, khỉ nhảy từ hang đá vọng lên tiếng người
than khóc. nó liền nhảy xuống hang nhưng không có đường lên
Khỉ
bèn tìm cách xuống hang và nói với nạn nhân: này anh đừng sợ tôi đến để cứu anh
đây. anh hãy leo lên lưng tôi, tôi sẽ cõng anh lên khỏi hang.
Tuy
trong lòng rung sợ nhưng vẫn lóe lên niềm hy vọng nên anh đánh liều leo lên
lưng nhắm mắt ôm lấy cổ con khỉ. khỉ ta lần vịn từng nhánh cây, bám từng khớp
đá cố gắng hết sức mình mới lên được mặt đất. người và vật hết sức mừng rỡ, nhưng
vì kiệt sức cả hai đều nằm lăn ra đất, dưới gốc cây to, nhễ nhại mồ hôi.
Khi
tỉnh dạy nhìn con khỉ lớn đang ngủ say anh chàng được cứu thoát nạn nghĩ bụng: ta
mấy bữa nay đói khát, đường về nhà còn xa lắm, đồ ăn chẳng có, chi bằng lúc này
con khỉ đang ngủ ta lén giết quách lấy thịt ăn qua ngày để lên đường tìm về.
Nghĩ
vậy anh ta bèn nhặt một hòn đá và rán sức giáng mạnh xuống đầu khỉ. Nhưng không
may cho gã hòn đá lại chệch qua một bên. giật mình bừng tỉnh khỉ nhảy tót lên
cây. hòn đá chỉ mới cắt một mảng da đầu của khỉ, máu chảy lênh láng. nó định
tĩnh trố mắt nhìn xuống gã kia và kịp nhận ra gã ta đang cố tâm giết mình sau
khi đã được cứu thoát.
Con
khỉ cảm thấy lòng ngao ngán trước lòng dạ nham hiểm của gã kia. nhưng nó không
oán hận cũng không có ý nghĩ trả thù. Nó đau xót chăm nhìn con người phản phúc
độc ác kia đang run rẩy không tài nào cất giò chạy được. nó để rơi những giọt
nước mắt thương xót cùng những giọt máu chưa kịp ngưng chảy. một lúc sau nó
chuyền qua cây khác lặng lẽ bỏ đi để mặc cho anh chàng kia đang lo sợ lẫn ngạc
nhiên và vui mừng.
Com
khỉ nhân từ kia là một tiền thân của đức Phật Thích Ca.
Tóm
tắt: tự soạn
Câu
hỏi: huynh trưởng tự gợi ý cho các em nhận định ý nghĩa nội dung câu chuyện, nêu
bật tính chất của con khỉ và con người kia.
Thực
hành:
-
tập kể trôi chảy
-
em ghi nhớ lời Phật
dạy: “hãy tưới tình thương và đức độ xuống hận thù. đừng bao giờ lấy gươm giáo
trả lời gươm giáo. hãy sống đời chư phật từ bi hỹ xả.
-
quyết định: bạn
bè có gì lầm lỗi làm hại cho em, em không oán hận, không tìm cách trả thù, chỉ
dùng tình thương mà tha thứ.
BÀI 17
CHUYỆN ĐẠO:
KÍNH TRỌNG NGƯỜI GIÀ CẢ ĐỨC HẠNH
Chuyện
kể:
Thuở
đức Phật còn tại thế, một hôm chư tăng hội lại rất đông hầu phật. nhiều vị tỳ
kheo choáng chổ rộng có vị một mình chiếm hai ba chỗ. đại đức Xá Lợi Phất đến
sau không có chỗ đành phải ở ngoài trời.
Đức
Phật đã biết chuyện đó nhưng đợi đến đêm khi đi kinh hành, gặp ngài Xá Lợi Phất
đức Phật mới hỏi tại sao lại ở ngoài. ngài Xá Lợi Phất thưa rằng:
Bạch
thế tôn, vì con đến trễ nên không có chỗ nghĩ
Nhân
chuyện ấy, sáng ngày lúc họp chúng tăng, đức Phật bèn kể một sự tích như sau:
Về
thời quá khứ tại rừng tuyết lãm có một cây vừng rất cao to. ở đó là nơi tụ họp
vui chơi của ba con thú kết bạn thân với nhau là con chim đa đa, con khỉ và con
tượng.
Tuy
chơi với nhau rất thân nhưng ba con chim thú không biết ai lớn tuổi nhỏ tuổi. chúng
bèn bàn nhau rằng: chúng ta chơi với nhau thế này chưa đủ vì chúng ta thiếu
phép cung kính nhua bởi chúng ta không biết kẻ lớn người nhỏ để chỉ dạy cho
nhau, bảo ban vâng lời nhau. vậy trong chúng ta, ai biết cây vừng này từ bao
giờ.
Tượng
nói: này hai bạn, trong khi tôi còn là tượng con mẹ tôi dãn đi ăn, tới đay thì
cây vừng này còn ở dưới bụng tôi.
Khỉ
thì kể rằng: hai bạn ạ, khi tôi còn bú mẹ, cũng ở đây, tôi ngồi trên đất, không
cần phải ngước đầu lên cũng có thể dùng miệng cắn ngọn cây vừng này thoải mái. Vậy
tôi biết cây vừng này lúc nó thấp bé tí ấy.
Sau
cùng tới chim đa đa từ tốn tiếp lời: hai bạn thân mến ơi, còn tôi khi trước ở
bên kia có cây vừng to. tôi ăn trái cây vừng ấy, tôi đại tiện ra hạt vừng ở chỗ
này mới mọc lên cây vừng hôm nay.
Thế
là đã rõ, từ đó về sau khỉ và tượng cùng tôn chim đa đa làm anh cả. cả hai đều
kính trọng vâng lời chỉ bảo. nhờ nghe lời chim đa đa khuyên nên tránh ác làm
lành nên sau khi chết, khỉ tượng được sanh lên cõi trời.
Kể
chuyện xong đức Phật dạy các vị tỳ kheo:
Này
các thầy, loài thú mà còn biết kính trọng nhau thay huống chi các thầy, đã xuất
gia tu hành theo giáo pháp chân chính của như lai sao không biết kính trọng
nhau (theo truyện cổ phật giáo )
-
tóm tắt:
Phật
dạy các thầy tỳ kheo sống trong chúng phải biết kính trọng những người lớn tuổi,
đức Phật đã kể câu chuyện
xa
xưa chim đa đa khỉ tượng kết bạn thân, cùng vui chơi, cả ba muốn tôn người lớn
tuổi nhất làm anh qua việc hỏi nhau ai biết cây vừng mà chúng đang chơi ở gốc
có bao lâu rồi.
mỗi
con vật nói lên sự thấy biết của mình. cuối cùng chim đa đa biết cây vừng khi
chưa mọc. nên được tôn làm anh khỉ tượng nghe lời kính trọng chỉ bảo của đa đa.
đức
Phật kết luận: thú vật còn biết kính trọng nhau. vậy các thầy tỳ kheo cũng phải
tôn kính người già có đức hạnh.
quyết
định: y theo lời Phật dạy, em luôn tôn kính lễ độ với các bậc lớn tuổi, vâng
lời anh chị, kính trọng thầy cô giáo
thực
hành: cho các em kể chuyện trôi chảy nói được ý chính. cho diễn kịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét