ĐÀO LUYỆN THANH, THIẾU, ĐỒNG NIÊN TIN PHẬT THÀNH PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH. GÓP PHẦN PHỤNG SỰ ĐẠO PHÁP VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI

Sử liệu GĐPT Duân Kinh (1962-2021)

LỜI TỰA

Sử liệu GĐPT là sợi dây thiêng liêng gắn kết tình cảm, tâm tư của tất cả anh chị em chúng ta, trong mọi thế hệ từ quá khứ, hiện tại và cả tương lai, cùng chung một nhịp đập con tim, một lý tưởng đó là đại gia đình áo lam thắm thiết, yêu thương; tràn đầy niềm tin cống hiến tô thắm cho nghĩa đạo, tình đời.

Bất cứ ai trong mỗi chúng ta hôm nay và mai sau, mỗi khi lần những trang sử liệu GĐPT sẽ cảm thấy như đang được sống với gia đình; trong lòng sẽ dấy lên một hoài niệm sâu sắc, những tình cảm dạt dào, trân trọng, nhớ thương, bùi ngùi và hy vọng, nhớ mong.

Để ghi lại quá trình hình thành và phát triển của GĐPT với nguyên nhân, bối cảnh lịch sử; những người tiên phong, các thế hệ huynh trưởng, các thế hệ đoàn sinh kế thừa qua các năm, các thời kỳ; những đổi thay lúc thịnh, lúc suy; những mất mát, các tự hào; những thành tựu, thành tích đặc biệt; những biến cố với biết bao kỷ niệm buồn vui trong dòng chảy của GĐPT.

Đã từ lâu, nhất là từ khi được tái sinh trở lại (năm 1990). Tất cả anh chị em huynh trưởng, đều có chung một ước nguyện là: “Viết lại Sử liệu GĐPT”. Bởi do chiến tranh loạn lạc mà bị mất mát, thất lạc. May thay, mặc dù đã gần 30 năm trôi qua kể từ khi thành lập, thế hệ huynh trưởng đi trước người còn, người mất nhưng các anh vẫn nhớ và kể lại cho thế hệ chúng em được biết.

Nhằm lưu lại những gì mà thế hệ đàn anh đi trước, chúng em và mãi mãi về sau đã làm, đang làm và sẽ làm, được sống mãi trong “Đại gia đình áo lam”. Chúng  em xin được phép mạo muội viết lại và chắp nối cuốn “Sử liệu” này, chắc hẵn còn nhiều thiếu sót nhưng có thể coi đây là lời tri ân sâu sắc nhất mà chúng em xin gửi đến các thế hệ đàn anh đã gây dựng nên GĐPT là nơi đào luyện thanh thiếu niên, đồng niên thành phật tử chân chánh, là môi trường giáo dục tốt nhất từ xưa đến nay không thể phủ nhận được. Chúng em xin hứa sẽ kế thừa những gì các anh đã làm, giữ GĐPT sống mãi trong mọi thời đại.

Ban biên tập rất mong sự thông cảm của bạn đọc, mong sử liệu GĐPT Duân Kinh ngày một chắp cánh thêm mãi… ./. 

BBT

LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ DUÂN KINH
HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN
(Quyển 1: từ năm 1962 đến năm 2021)

A.           Quá trình hình thành:

1) Hoàn cảnh dân cư, chính trị, xã hội:

Làng Duân Kinh([1]) thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị là một làng quê nhỏ hẹp nằm dọc con sông đào Vĩnh Định (Sông đào từ đời vua nhà Nguyễn) là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá từ lâu đời, gắn liền với lịch sử tỉnh Quảng Trị, mảnh đất được mạnh danh là “Khúc ruột miền Trung”. Ngay từ thời Vua Hùng lập quốc, Quảng Trị thuộc đất Bộ Việt Thường Thị, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc, là phên dậu thứ tư về phía Nam ([2]).

Suốt trong một thời gian dài (Từ thế kỷ I đến thế kỷ XIV) vùng đất này đã chịu sự tranh chấp lãnh thổ với Chiêm Thành([3]).

Năm 1627, chiến tranh nổ ra giữa Đàng Ngoài (từ Đèo Ngang trở ra) thuộc quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh và Đàng Trong (từ Đèo Ngang trở vào) thuộc quyền cai trị của họ Nguyễn. Quảng Trị lại là vùng giáp ranh, nơi đây thường xảy ra các cuộc tranh chấp quyết liệt nhất.

Năm 1954 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ lại lấy sông Bến Hải làm giới tuyến tạm thời ngăn cách giữa hai miền Nam, Bắc.

Nhìn lại lịch sử ta thấy làng Duân Kinh nói riêng, Quảng Trị nói chung là mảnh đất đã nhiều lần rơi vào mảnh đất giáp ranh, là mảnh đất chịu nhiều đau thương nhất trong cả nước. Hệ thống chính trị nơi đây luôn phức tạp, người dân phải chịu nhiều khổ đau bởi chiến tranh loạn lạc gây nên, trong đó có những Phật tử của Phật Giáo.

Ngày nay, làng Duân Kinh với địa giới hành chính nhỏ hẹp, chiều dài chỉ hơn 1km, tổng dân số 820 người với 173 hộ dân sinh sống (Theo số liệu thống kê năm 2021), Đại đa số người dân sống bằng nghề nông, trồng cây lương thực và chăn nuôi. Đời sống người dân còn khó khăn nhưng họ sống với nhau rất tình cảm, luôn thể hiện tình làng, nghĩa xóm, đùm bọc lẫn nhau. Đại đa số người dân theo đạo Phật và luôn sống theo phương châm “Đẹp đạo, tốt đời”.


           ([1] ) Làng  Duân Kinh xưa gọi là “Quân Kinh”. Theo Đại Nam thực lục cho biết vào năm Ất Dậu Minh Mạng thứ 6 (1825) vua đã cho đào sông Vĩnh Định: “Quảng Trị trước có đường kênh từ Trung Đơn đến La Vi rồi nhiều lần cát lấp nông cạn thuyền bè khó đi vua muốn thông đường vận chuyển trước sai giám thành Đỗ Phúc Thịnh đến xem. Bèn khai thông đường kênh mới từ Quân Kinh đến Trung Đơn (dài 1.720 trượng, mặt nước rộng 6 trượng là cùng). 

         ([2] )  Dư địa chí Nguyễn Trãi đã ghi "Xưa là Bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phương Nam" 

         ([3])   Chiêm Thành còn gọi là Chăm Pa. Năm 1068, Chăm Pa quấy nhiễu biên giới Đại Việt. Năm 1069, Vua Lý Thánh tông thân chinh đánh Chăm Pa , tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy hải quân tấn công đốt phá kinh đô Vijaya. Vua Rudravarman (Chế Củ) bị bắt làm tù binh và sau đó phải đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh  Bố Chính (3 châu này thuộc vùng Quàng Bình, Quảng Trị này nay) để lấy tự do.

    Năm 1306, để cưới công chúa Huyền Trân, quốc vương Simhavarman III (Chê Mân) lại cắt 2 châu Ô và Lý (tương đương với vùng đất từ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho nhà Trần làm sính lễ. Năm sau nhà Trần đổi tên hai châu này thành Thuận châu và Hóa châu. Đến thời Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 xứ, trong đó có xứ Thuận Hóa bao gồm một vùng đất từ phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân

2) Lịch sử hình thành:

Từ sau năm 1957 chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách độc quyền theo kiểu “Gia đình trị” ra sức đàn áp dã man và khốc liệt với tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này: Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam. Từ năm 1958 đến năm 1961, hàng vạn Phật Tử đã bị giam cầm, đày đọa, hàng trăm bị thủ tiêu, và khoảng 2.000 bị bắt buộc phải bỏ Phật Giáo tại miền Trung và các khu dinh điền([1]).

Tháng 02 năm 1962, Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT và Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN đã gửi thư cho Tổng thống và Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà của chính quyền Sài Gòn với nội dung lên án tội ác, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của con người. Nhưng chính quyền “Sài Gòn” đã làm ngơ và càng ra sức đàn áp giả man hơn([2]).

Trước hoàn cảnh đó “Phật Giáo” không bị lung lay, xao động, mà hơn lúc nào hết cần thể hiện giữ vững mục đích, lý tưởng của mình đi đúng chánh pháp, chấp nhận sự hy sinh. Thể hiện đến năm 1962 tại Quảng Trị hầu hết các địa phương đều thành lập đơn vị GĐPT sinh hoạt trong lòng Giáo hội.

Hoà chung với khí thế phát triển mạnh mẽ của GĐPT tỉnh nhà. Nhất là sự phát triển mạnh mẽ của hai đơn vị GĐPT lân cạnh GĐPT Trà Lộc và GĐPT Lam Thuỷ được thành lập từ năm 1956 là hai đơn vị Xuất Sắc lúc bấy giờ. Một số anh chị ở Duân Kinh cảm tình với đạo Phật, nhận thức được đường hướng giáo dục thanh thiếu niên hiệu quả của GĐPT. Cho nên mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp dã man những ai theo đạo Phật. Các anh chị: Lê Kim Anh, Trần Phúc Tiều, Lê Văn Hảo, Lê Thị Phụng, và nhiều anh chị khác vẫn quyết tâm tìm đến với đạo pháp, tiên phong tìm hiểu về Đạo Phật, tìm hiểu về tổ chức GĐPT qua các anh chị Huynh trưởng đi trước quyết tâm gây dựng GĐPT.

Càng quyết tâm hơn khi cho dù chiến tranh đang xảy ra ác liệt, nhiều anh chị em Huynh trưởng và đoàn sinh phải “tòng quân’ nhưng Đại hội huynh trưởng tỉnh vẫn được triệu tập vào dịp tết Nguyên Đán. Đại hội đã bầu ra BHD tỉnh đầy tinh thần nhiệt huyết, nguyện hy sinh vì lý tưởng đạo pháp, do anh Nguyễn Khắc Ủy làm trưởng ban, anh Tư Đồ Minh, anh Trần Quang Toản, chị Trần Thị Kim Trâm làm phó trưởng ban.

Thời cơ đã chín muồi, được sự quan tâm chỉ đạo của BHD tỉnh và sự trợ giúp trực tiếp của Huynh trưởng Lê Quang Tiệp (GĐPT Trà Lộc), ngày 08 tháng 2 năm Nhâm Dần (1962) GĐPT Duân Kinh được thành lập và sinh hoạt tại nhà bác đạo hữu Trần Khởi và nhà chị Huynh trưởng Lê Thị Phụng.


(,[1], 5) Theo lời dẫn của Thượng Tọa THÍCH THIỆN MINH và tài liệu liên quan viết trong cuốn “HỒ SƠ PHẬT GIÁO VIỆT NAM BỊ ĐÀN ÁP TRƯỚC 1963”

Vừa mới thành lập, Khuông Giáo Hội lúc này bác Lê Kim Tự là Khuông trưởng đã bàn bạc để đưa một bác đạo hữu sang phụ trách GĐPT và BHT được hình thành. Tuy các anh chưa qua một lớp huấn luyện Huynh trưởng nào nhưng tinh thần rất hăng hái, nhiệt tình hướng dẫn đàn em sinh hoạt, tu học. Tham gia “Trại thi vượt bậc” dành cho ngành Thiếu tại Trà Trì, tổ chức hướng dẫn đoàn sinh tập các bài hát, điệu múa, học Phật pháp,…vv.

Ban huynh trưởng gồm có:

1.      Lê Kim Anh – Gia trưởng

2.      Lê Văn Hảo – Thư kí.

3.      Trần Phúc Tiều – LĐT Ngành nam.

4.      Lê Thị Phụng – LĐT Ngành nữ.

5.      Lê Văn Công – ĐT Thiếu nam.

6.      Trần Dư Đỉnh – ĐP Thiếu nam.

7.      Trần Thị Hoa – ĐT Thiếu nữ.

8.      Lê Văn Tắc – ĐT Oanh nam.

9.      Lê Quang Cầu – ĐP Oanh Nam.

10. Trần Thị Ngoãn – ĐT Oanh Nữ.

11. Trần Thị Thành – ĐP Oanh Nữ.

B. Quá trình phát triển:

* Giai đoạn 1963- 1964:

Năm 1963, Chính quyền Ngô Đình Diệm càng đàn áp Phật giáo tàn bạo hơn. Việc ra lệnh cấm treo cờ Phật Giáo vào Lễ Phật Đản 1963 là nguyên nhân cuối cùng của một ly nước tràn, đưa đến việc đòi bình đẳng tôn giáo và công bằng xã hội của Phật giáo miền Trung. Nhiều Phật tử đứng lên đấu tranh không ngại hy sinh, tiêu biểu như sự hy sinh của 8 Thánh tử đạo tại Đài phát thanh Huế, và nhiều Phật tử khác.

Tiếp đến ngọn lửa đại hùng đại lực của Hòa Thượng Thích Quảng Đức phản đối đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Noi gương Bồ Tát Thích Quảng Đức một số Tăng, Ni Phật Tử hy sinh thân mạng cho cuộc tranh đấu, trong đó có Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT.

Tại địa phương, GĐPT Duân Kinh tuy vừa mới thành lập vào ngày 8/2/Nhâm Dần (1962), nhưng Huynh trưởng và đoàn sinh đã tham gia rất nhiều hoạt động. Tiêu biểu như: Làm lễ cầu siêu cho các Thánh tử đạo tại Đài truyền thanh Huế, tuyên truyền, vận động bà con phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm,…vv.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của GĐPT trong cả nước sau Đại hội Huynh trưởng họp tại Nha Trang vào tháng 9 năm 1962([1]). GĐPT Duân Kinh lớn mạnh không ngừng. Số lượng đoàn sinh lúc này rất đông nhưng phải sinh hoạt tại nhà bác đạo hữu của Giáo hội, chật chội, bất tiện. Nhiều khi đang sinh hoạt thì trời bất ngờ đổ mưa nhiều anh chị em không kịp tránh mưa “ướt như chuột lột”. Để có nơi tu học, lễ bái qua nhiều phiên họp tham mưa cùng với Khuôn Giáo Hội. Anh chị Huynh trưởng cùng đạo hữu Phật tử nguyện quyết tâm xây dựng cho được ngôi Niệm Phật Đường làm nơi tu học cho Phật tử và thờ phụng được nghiêm trang. Lúc đó Ban Hộ Tự Niệm phật đường đã làm đơn xin làng mảnh đất đầu làng.

Vốn có truyền thống đạo Phật ngay từ khi mới khai canh, khai khẩn vùng đất này, nên mặc dù làng đã có ngôi chùa làng khang trang ở phía tây cánh đồng làng thanh tịnh, thoáng mát với tên gọi là “Thanh Kinh Tự”. Nơi đây thờ Phật và các vị khai canh, khai khẩn của làng. Nhưng các họ tộc cùng các cụ già, bô lão trong làng nhất trí rất cao trong việc xây dựng thêm ngôi Niệm Phật Đường. Thế là công việc xây dựng ngôi Niệm Phật Đường được tiến hành. Toàn thể đạo hữu khuôn giáo hội, huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT đã cùng nhau góp tiền của, công sức, “Chung lưng đấu cật” xây dựng nên ngôi Niệm Phật Đường ngự trên mảnh đất cao ráo đầu làng, quay mặt ra sông Vĩnh Định để dùng nơi sinh hoạt lễ bái vào các ngày Sóc, Vọng cho hàng phật tử địa phương.

Kể từ khi ngôi Niệm Phật Đường được xây dựng có nơi tu học lễ Phật, bà con trong làng tham gia sinh hoạt GĐPT ngày càng đông. Tiếng hát, lời ca thấm đượm tình đạo, tình đời vang vọng hằng đêm: “Ta đoàn áo lam tiến bước lên đường…” đi vào trong máu thịt của người con Phật. Có thể nói hầu hết trên 90% bà con trong làng tham gia sinh hoạt trong tổ chức Giáo hội hoặc GĐPT. Vào các ngày lễ có hơn 100 phật tử các giới đến chùa lễ Phật, nghe Pháp.

Năm 1964, Phật giáo bước qua một giai đoạn mới. Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã cường thịnh về mọi mặt, tổ chức điều hành cùng chương trình tu học, theo đúng mục đích: Học Đạo và giáo dục Thanh, Thiếu, Đồng niên theo tinh thần luân lý Đạo phật.

Lúc này GĐPT Duân Kinh mặc dù thiếu vắng một số anh chị huynh trưởng nhưng vẫn sinh hoạt đều đặn. Hằng đêm Mười Bốn, Rằm, Ba Mươi, mồng Một nhiều phật tử tham gia sinh hoạt, lễ bái. Ban Huynh trưởng hăng hái, nhiệt tình trong tất cả công việc từ việc tổ chức hành chánh đến việc thờ cúng, chăm lo giáo dục đoàn sinh theo tôn chỉ, mục đích mà GĐPT đã đề ra. Ban huynh trưởng lúc này có sự thay đổi nhỏ về nhân sự: anh Lê Quang Tiến được cử làm gia trưởng.

Cũng trong năm này Khuôn giáo hội cung thỉnh Cố Đại Đức Thích Lương Bật – Chánh Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị chứng minh và là Bổn sư truyền giới cho tất cả Phật tử với Pháp hiệu là “Tâm”. Đây là lần tổ chức quy y đầu tiên của Niệm Phật Đường.

* Giai đoạn 1965 – 1971;

Trong giai đoạn này chiến tranh xảy ra ác liệt hơn, điều kiện sinh hoạt của GĐPT gặp nhiều khó khăn. Nhiều huynh trưởng và đoàn sinh phải xa quê hương. Nhưng các anh chị Huynh trưởng và đoàn sinh không bao giờ chịu buông xuôi trước tình cảnh. Các anh chị vẫn duy trì được tổ chức sinh hoạt, các em vẫn có người hướng dẫn tu học. Ban huynh trưởng lúc này chỉ còn có một vài anh chị sinh hoạt. Tiêu biểu như các anh chị:  

Lê Quang Tiến,

Trần Thị Đải,

Lê Thị Bướm, …

Sự tinh tấn, tấm lòng son của các anh chị được đền đáp. Bên cạnh các anh chị luôn có các anh, các chị trong BHD tỉnh, một số anh chị trong Ban Hướng đạo GĐPT tỉnh giáo hội như các anh: Trần Văn Duyệt, Lê Văn Tùng, Lê Văn Duyến, Trần Phúc Nông… thường xuyên về thăm viếng, động viên và cùng bắt tay chỉ đạo, hướng dẫn GĐPT sinh hoạt. Lúc này bác Khuông trưởng của Khuông Giáo hội là bác Trần Hữu Triết.

* Giai đoạn 1972-1974:

Năm 1972 chiến tranh ác liệt, chùa chiền bị bom đạn tàn phá, nhiều anh chị em Huynh trưởng GĐPT Quảng Trị di tản vào Huế - Đà Nẳng; thiếu vắng huynh trưởng nên GĐPT Duân Kinh tạm thời ngưng sinh hoạt cho đến năm 1974.

* Giai đoạn từ năm 1975-1980:

Năm 1975 Đất nước hoàn toàn độc lập, Nam Bắc sum họp một nhà. GHPG Việt Nam ở một thế vận hội mới thực sự đoàn tụ. Lúc này, nhiều anh chị em huynh trưởng trở về quê hương sau bao nhiêu năm chiến tranh xa cách. Việc đầu tiên các anh nghỉ tới là cùng với Khuông Giáo Hội sửa sang lại chùa chiền đã bị tàn phá do chiến tranh. Một mặt các anh tham mưu với đạo hữu phật tử trong Khuông giáo hội, các cựu huynh trưởng làm sao phải đưa các em vào sinh hoạt có nề nếp, có tổ chức, hướng dẫn các em đi đúng mục đích, tôn chỉ. Mặc dù điều kiện ngoại cảnh gây không biết bao trở ngại: chùa chiền tuy đã được sửa sang nhưng vẫn rách nát; Ngồi trong điện Phật nhìn sang 4 phía chỉ thấy toàn những lổ hỏng rạn nứt, nhiều viên gạch, bờ-lô xi măng không còn kết dính nào cả, chỉ chờ đổ sập xuống mà thôi. Nhìn lên phía trên thấy những mảnh trời nhỏ nhiều hình thể qua những lổ tôn lợp tạm. Nhiều đêm đang làm lễ thì trời nổi giông tố các anh chỉ biết niệm Phật cầu mong chùa không bị đổ mà thôi. Và thật là hú vía như có ngài Quán Thế Âm ngầm che chở, không một lần xảy ra sự cố gì. Mặt khác chính quyền lúc bấy giờ vận động tháo dỡ chùa chiền để làm cơ sở kinh tế, bãi chiếu phim nhưng các Bác đạo hữu, các anh chị Huynh trưởng nhất quyết bảo vệ, nhất quyết không đồng ý.


([1]) Đại hội đã xoáy sâu thảo luận tình hình đất nước và chuẩn bị cho GĐPT Việt Nam trong giai đoạn mới. Với mục đích của GĐPT vẫn không thay đổi là: “Đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng niên Nam Nữ thành những Phật tử chân chính. Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.

 


Tiêu biểu đi đầu trong mọi hoạt động, có các bác trong Giáo hội, quý anh chị Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT tâm huyết như các bác đạo hữu: Lê Quang Bằng, Lê Kim Lam, Lê Văn Minh, Lê Văn Bòn,… Các anh chị huynh trưởng và đoàn sinh: Trần Phúc Nông, Lê Kim Hiển, Trần Dư Đỉnh, và nhiều anh chị khác như: Lê Kim Sơ, Trần Văn Anh, Trần Phúc Mãn, Lê Văn Đàng, Trần Xuân Lãng, Trần Năng, Trần Thị Cúc, Lê Thị Phụng, Lê Thị Lan, Lê Thị Vững,… và nhiều chị em khác thường xuyên đến chùa Lễ Phật, sinh hoạt.

Có thể nói “Sinh hoạt GĐPT chưa được mạnh như trước, tổ chức Đoàn, Đội, Chúng tự trị chưa đi vào nề nếp, khuôn khổ. Nhưng các anh chị Huynh trưởng đã sưởi ấm lại tình đạo trong lòng mỗi anh chị em đoàn sinh GĐPT làm cho cuộc sống thi vị hơn, ý nghĩa hơn”.

* Giai đoạn 1981-1989:

Năm 1981, sự ra đời của GHPGVN là một bước ngoặt lịch sử quan trọng của PGVN để PGVN vươn lên tầm cao mới.

Tại địa phương, GĐPT Duân Kinh trong giai đoạn củng cố, phục hồi còn chưa đi vào nề nếp, tổ chức GĐPT chưa được hình thành. Các anh chị Huynh trưởng và đoàn sinh đến chùa cùng nhau Lễ bái, sinh hoạt vui chơi, chứ chưa hình thành được Đoàn, Đội, Chúng.

Năm 1982, Huynh trưởng Trần Phúc Nông xuất gia. Một số huynh trưởng khác do hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, phải khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Mà trong những thập niên 80 của thế kỉ XX nhiều anh chị Huynh trưởng lại ly tán quê hương, tha phương cầu thực, đến tận các vùng kinh tế mới làm ăn, sinh sống. Số huynh trưởng còn lại ít ỏi như anh Lê Kim Anh, Trần Dư Đỉnh tuổi đã khá cao, đời sống kinh tế lại gặp nhiều khó khăn, chưa đủ sức gây dựng tổ chức. Nên một lần nữa GĐPT Duân Kinh lại phải tạm ngưng sinh hoạt từ năm 1982 đến năm 1989.

* Giai đoạn 1990- 1995:

Năm 1989, khi tỉnh Quảng Trị được lập lại (Tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên) và năm sau - 1990, Đại hội lần một bầu Ban Trị sự TW GHPG-VN, thành lập các Ban Đại diện Phật giáo huyện, lần lượt ổn định ra mắt sinh hoạt các Niệm Phật đường, thì cũng là lúc GĐPT Quảng Trị tái mình sinh hoạt ngày càng mạnh mẽ hơn, bước vào thời kỳ mới, thời kỳ phục hồi củng cố và tái phát triển hơn bao giờ hết.

Tại địa phương, GĐPT Duân Kinh được tái sinh hoạt và là thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất.

Năm 1990, cùng với sự trở mình của nhiều GĐPT trong tỉnh, với khát vọng được sinh hoạt trong GĐPT luôn thôi thúc, nung nấu trong lòng mỗi một anh chị em huynh trưởng. Đi đầu trong việc tổ chức tái sinh hoạt GĐPT là anh Trần Dư Đỉnh, Trần Năng, Lê Kim Dõng, Lê Quang Minh, Trần Dư Điền, chị Lê Thị Kim Chi, Lê Thị Kim Dung. Công việc đầu tiên các anh chị làm là củng cố Ban huynh trưởng. Một số anh chị em Huynh trưởng được đưa đi dự trại huấn huyện “Lộc Uyển 21” do BHD tỉnh tổ chức để về hướng dẫn sinh hoạt.

Thành phần Ban huynh trưởng GĐPT gồm có 7 anh chị:

1.      Trần Dư Đỉnh – Gia trưởng.

2.      Trần Năng – LĐT.

3.      Lê Quang Minh – Thư kí

4.      Lê Thị Kim Chi – ĐT Thiếu nữ.

5.      Lê Kim Dõng – ĐT Oanh nam.

6.      Trần Dư Điền – ĐP Oanh nam.

7.      Lê Thị Kim Dung – ĐT Oanh nữ.

Công việc tiếp theo mà anh chị em huynh trưởng đặc biệt quan tâm là làm sao để lưu lại cho được những gì mà thế hệ lớp đàn anh đã làm cho mai sau. Qua nhiều lần bàn bạc, toàn thể Huynh trưởng đi đến thống nhất là tìm hiểu những anh chị huynh trưởng, các bác đạo hữu đi trước, các vị tiền bối, trưởng lão trong làng (Bác: Lê Kim Anh – Nguyên Gia trưởng đầu tiên của GĐPT Duân Kinh (1962-1964), Bác Trần Huyến – Nguyên thủ quỹ giáo hội, Bác Trần Thăng – thư ký Giáo hội và các bô lão trong làng) để lập lại “Sử liệu GĐPT” đã bị thất lạc do chiến tranh. Đồng thời lập lại “Danh Bộ Gia Đình” và các loại sổ sách khác.

Anh chị em huynh trưởng vừa tham gia các lớp huấn luyện tu học Huynh trưởng, mặt khác quan tâm xây dựng bộ máy tổ chức hành chính của đơn vị, xây dựng nên Đoàn, Đội, Chúng, Đàn. Toàn thể GĐPT lúc đầu gồm 53 đoàn sinh, được chia làm 4 đoàn: Đoàn Thiếu Nam (7 em), Đoàn Thiếu Nữ (13 em), Đoàn Oanh Vũ Nam (15 em), Đoàn Oanh Vũ Nữ (18 em). Về sau số lượng đoàn sinh ngày càng tăng, lên đến gần 100 đoàn sinh.

Hằng năm tổ chức trại Lễ Phật Đản, Vu Lan, tổ chức văn nghệ “Ca múa dưới trăng”, tu học cho đoàn sinh, tham gia hoạt động của Ban đại diện huyện, Ban hướng dẫn tỉnh với số lượng rất đông. Có thể nói đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của GĐPT Duân Kinh.

Năm 1991, Mặc dù mới tái sinh hoạt trở lại nhưng được sự chỉ đạo của BĐD huyện, BHD tỉnh GĐPT Duân Kinh lớn mạnh không ngừng. Số lượng đoàn sinh mỗi lúc một tăng lên, lúc này có khoảng hơn 60 em. Để luôn nhớ lại sự kiện làm sống lại GĐPT Duân Kinh, Ban huynh trưởng quyết định lấy ngày 15 tháng 9 Âm lịch hàng năm làm ngày kỉ niệm “tái sinh hoạt”.

Ban huynh trưởng gia đình lại tiếp tục đưa các anh, các chị tham gia các trại huấn luyện Anoma – Ni liên, Chăn đàn Tuyết Sơn, Lộc Uyển. Nhờ vậy Ban huynh trưởng được tăng thêm 4 anh chị: Trần Xuân Lãng, Lê Quang Vàng, Trần Thị Tơ, Nguyễn Thị Hạnh gánh vác không ít trọng trách của GĐPT.

Cũng vào năm này Ban hộ tự Niệm Phật đường bầu bác Lê Kim Á làm trưởng ban. Bác là một trong những đạo hữu hết mình chăm lo vun đắp thế hệ tương lai GĐPT. Bác thường xuyên vận động đạo hữu phật tử hỗ trợ nhiều mặt để GĐPT hoạt động như cắm trại, văn nghệ, huấn luyện,…vv

Năm 1992, GĐPT tiếp tục phát triển không ngừng. Số lượng đoàn sinh khoảng hơn 70 em. BHT tổ chức cho các em tu học và dự thi các kì vượt bậc: Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng, Tung Bay, Hướng Thiện, Sơ Thiện; Tổ chức cắm trại, ca múa dưới trăng trong các ngày Đại Lễ Vu Lan và Phật Đản. Huynh trưởng Lê Quang Thỏa, Trần Thị Tơ tham gia trại huấn luyện Lộc Uyển 22.

Cũng trong năm này huynh trưởng Trần Năng vào Nam sinh sống nên Ban huynh trưởng có sự thay đổi nhỏ về nhân sự: Huynh trưởng Lê Kim Dõng được cử làm Liên đoàn trưởng thay cho anh Trần Năng. Anh Trần Năng xa quê là một tổn thất lớn của gia GĐPT. Vì anh là một trong những con chim đầu đàn đã từng xây dựng, đưa GĐPT trở lại sinh hoạt trong những lúc khó khăn nhất. Anh đã dìu dắt đàn em khi mới vở lòng, từ việc tu học, tập đánh chuông mõ, đánh trống Bát Nhã, rồi cách chào kính GĐPT, ăn chay, niệm Phật,…vv.vv

Kế thừa những gì anh Trần Năng và các anh chị đi trước đã làm, thế hệ huynh trưởng: Trần Duy Điền, Lê Quang Minh, Trần Xuân Lãng, Lê Thị Kim Chi, Lê Thị Kim Dung và nhiều anh chị khác đã không quản ngại khó khăn tiếp tục đưa GĐPT ngày một lớn mạnh. Các anh chị ngoài việc hướng dẫn các em tu học, vui chơi còn làm rất nhiều việc phụ giúp Khuôn Giáo Hội giao phó như: Lao động vệ sinh khuôn viên chùa, Thiết bàn lễ Đản Sanh, vén dọn giếng nước, hồ sen chùa làng... và nhiều công việc khác. Có đêm sau khi lễ Phật, sinh hoạt bên ngọn đèn dầu đốt sáng giữa vòng tròn, các anh chị lại cùng nhau gánh trống, thỉnh chuông trả lại cho bác đạo hữu ở Ngô Xá Đông; Xong công việc các anh chị về sau cùng có khi đến tận 12 giờ đêm.

Năm 1993, GĐPT lớn mạnh về mọi mặt. Nhưng phần lớn anh chị em huynh trưởng và đoàn sinh trước đã quy y nhưng gián đoạn, giải đãi trong những năm bị chiến tranh, hoặc chưa được quy y lần nào. Với tâm nguyện quay về nương tựa bên ánh hào quang của chư Phật, Ban huynh trưởng đã bàn bạc để tổ chức cho được buổi quy y. Tiêu biểu cho hoạt động này có anh Trần Đỉnh, anh Lê Kim Dõng đã không quản khó khăn tham mưa với Khuông Giáo Hội, liên hệ với các Niệm Phật Đường bạn như Thi Ông, Trà Trì, Trà Lộc quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt. Nhờ thế mà đã tổ chức quy y cho hơn 80 em đoàn sinh tại Niệm Phật Đường Thi Ông. Bổn sư Chứng minh truyền giới là thầy Đại Đức Thích Phước Châu truyền Pháp hiệu cho giới tử là “Nguyên” đây là lần quy y thứ 2 của Niệm Phật Đường.

Nhiều anh chị được Gia đình cử đi dự các trại huấn luyện do BHD tỉnh tổ chức. Anh Trần Dư Đỉnh được “đặc cách” tham gia trại huấn luyện Huyền Trang 2, anh Lê Kim Dõng, Trần Dư Điền tham gia trại huấn luyện A Dục 12b tổ chức tại Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang, huyện Triệu phong tỉnh Quảng Trị.

Số lượng đoàn sinh lúc này trên 90 em.

Cũng trong năm này (1993) một hiện tượng thiên nhiên xảy ra chưa từng có từ trước tới nay. Đó là thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, sông Vĩnh Định có khúc mực nước chỉ còn độ 2-3 dm, mọi người có thể qua lại trên sông. Trước tình cảnh thiên nhiên nóng hạn như vậy, chùa chiền lại hư hỏng quá trầm trọng, anh chị huynh trưởng và đoàn sinh đã cùng với đạo hữu Phật tử góp công, góp sức, xin hơn 100 cây tre các bác đạo hữu NPĐ Trà Trì, NPĐ Thi Ông (Hỗ trợ nhiều nhất có bác Tọa – Thi Ông) để tu sửa ngôi Niệm Phật Đường đã quá hư hỏng. Mặt khác Ban huynh trưởng tham mưu với Giáo hội viết thư kêu gọi thập phương cúng dường và công cử 2 anh Trần Dư Đỉnh, Lê Văn Minh trực tiếp vào miền Nam đưa thư kêu gọi.

Năm 1995, nhờ sự trợ duyên của thập phương phật tử cúng dường, Đạo hữu, Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT đã bỏ công sức, tiền của sửa sang, Đại trùng tu lại ngôi Niệm Phật Đường để có nơi tu học, lễ bái. Trong hoạt động này anh Trần Dư Đỉnh và anh Lê Văn Minh đã không quản đường sá xa xôi vào tận Miền Nam kêu gọi sự hỗ trợ của Phật tử thập phương cúng dường. Số tiền đóng góp, cúng dường dùng để mua vật liệu xi măng, sắt thép. Còn công việc xây tường, lợp mái anh chị em Huynh trưởng, đoàn sinh và bà con phật tử cúng dường.Nhiều anh chị được Gia đình cử đi dự các trại huấn luyện do BHD tỉnh tổ chức. Anh Trần Dư Đỉnh được “đặc cách” tham gia trại huấn luyện Huyền Trang 2, anh Lê Kim Dõng, Trần Dư Điền tham gia trại huấn luyện A Dục 12b tổ chức tại Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang, huyện Triệu phong tỉnh Quảng Trị.

Số lượng đoàn sinh lúc này trên 90 em.

Cũng trong năm này (1993) một hiện tượng thiên nhiên xảy ra chưa từng có từ trước tới nay. Đó là thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, sông Vĩnh Định có khúc mực nước chỉ còn độ 2-3 dm, mọi người có thể qua lại trên sông. Trước tình cảnh thiên nhiên nóng hạn như vậy, chùa chiền lại hư hỏng quá trầm trọng, anh chị huynh trưởng và đoàn sinh đã cùng với đạo hữu Phật tử góp công, góp sức, xin hơn 100 cây tre các bác đạo hữu NPĐ Trà Trì, NPĐ Thi Ông (Hỗ trợ nhiều nhất có bác Tọa – Thi Ông) để tu sửa ngôi Niệm Phật Đường đã quá hư hỏng. Mặt khác Ban huynh trưởng tham mưu với Giáo hội viết thư kêu gọi thập phương cúng dường và công cử 2 anh Trần Dư Đỉnh, Lê Văn Minh trực tiếp vào miền Nam đưa thư kêu gọi.

Năm 1995, nhờ sự trợ duyên của thập phương phật tử cúng dường, Đạo hữu, Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT đã bỏ công sức, tiền của sửa sang, Đại trùng tu lại ngôi Niệm Phật Đường để có nơi tu học, lễ bái. Trong hoạt động này anh Trần Dư Đỉnh và anh Lê Văn Minh đã không quản đường sá xa xôi vào tận Miền Nam kêu gọi sự hỗ trợ của Phật tử thập phương cúng dường. Số tiền đóng góp, cúng dường dùng để mua vật liệu xi măng, sắt thép. Còn công việc xây tường, lợp mái anh chị em Huynh trưởng, đoàn sinh và bà con phật tử cúng dường.Nhiều anh chị được Gia đình cử đi dự các trại huấn luyện do BHD tỉnh tổ chức. Anh Trần Dư Đỉnh được “đặc cách” tham gia trại huấn luyện Huyền Trang 2, anh Lê Kim Dõng, Trần Dư Điền tham gia trại huấn luyện A Dục 12b tổ chức tại Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang, huyện Triệu phong tỉnh Quảng Trị.

Số lượng đoàn sinh lúc này trên 90 em.



Ảnh 1 chụp anh Trần Dư Đỉnh, anh Lê Văn Minh cùng Sư cô tại Thiền Viện Phổ Chiếu- Bà Rịa, Vũng Tàu năm 1994

Ảnh 2 chụp anh Trần Dư Đỉnh (trái), anh Lê Kim Dõng (phải) khi xây dựng chùa năm 1995

Cũng trong năm này (1993) một hiện tượng thiên nhiên xảy ra chưa từng có từ trước tới nay. Đó là thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, sông Vĩnh Định có khúc mực nước chỉ còn độ 2-3 dm, mọi người có thể qua lại trên sông. Trước tình cảnh thiên nhiên nóng hạn như vậy, chùa chiền lại hư hỏng quá trầm trọng, anh chị huynh trưởng và đoàn sinh đã cùng với đạo hữu Phật tử góp công, góp sức, xin hơn 100 cây tre các bác đạo hữu NPĐ Trà Trì, NPĐ Thi Ông (Hỗ trợ nhiều nhất có bác Tọa – Thi Ông) để tu sửa ngôi Niệm Phật Đường đã quá hư hỏng. Mặt khác Ban huynh trưởng tham mưu với Giáo hội viết thư kêu gọi thập phương cúng dường và công cử 2 anh Trần Dư Đỉnh, Lê Văn Minh trực tiếp vào miền Nam đưa thư kêu gọi.

Năm 1995, nhờ sự trợ duyên của thập phương phật tử cúng dường, Đạo hữu, Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT đã bỏ công sức, tiền của sửa sang, Đại trùng tu lại ngôi Niệm Phật Đường để có nơi tu học, lễ bái. Trong hoạt động này anh Trần Dư Đỉnh và anh Lê Văn Minh đã không quản đường sá xa xôi vào tận Miền Nam kêu gọi sự hỗ trợ của Phật tử thập phương cúng dường. Số tiền đóng góp, cúng dường dùng để mua vật liệu xi măng, sắt thép. Còn công việc xây tường, lợp mái anh chị em Huynh trưởng, đoàn sinh và bà con phật tử cúng dường.

Qua hoạt động này tình đạo lại càng đằm thắm, số lượng đoàn sinh lúc này lên đến gần 100 em. Ngôi Niệm Phật Đường được xây dựng kiên cố hơn, khang trang hơn. Trong lễ đặt đá Ban Hộ Tự Niệm Phật Đường cung thỉnh thầy Đại Đức Thích Chánh Liêm về chứng minh và đặt tên chùa là “Đồng Quang Tự”.

Trong Trại Lễ Vu Lan vào tháng 7 âm lịch năm nay BHT đã tổ chức một đêm lửa trại vui vẻ, đầy ý nghĩa. Trong ánh lửa bập bùng sưởi ấm biết bao tâm hồn trẻ thơ. Tiếng hát lời ca vang lên trong đêm tối: “Bùng cho to, bùng cho cao…. cao vút”. Đặc biệt 2 anh Huynh trưởng “Quản trò” Lê Văn Bình và  Lê Kim Trường thật là hài hước, vui tươi, hóm hỉnh. Nhiều khi làm mọi người phải bật cười trong nước mắt qua các tiết mục: “Gậy ông đập lưng ông”,…vv.

Số lượng đoàn sinh lúc này trên 90 em. Hằng năm GĐPT tổ chức trại Lễ Phật Đản, Vu Lan, tổ chức văn nghệ “Ca múa dưới trăng”, tu học cho đoàn sinh, tham gia hoạt động của Ban đại diện huyện, Ban hướng dẫn tỉnh với số lượng rất đông. Có thể nói đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của GĐPT Duân Kinh.

* Giai đoạn 1996 -1999:

Ban huynh trưởng tiếp tục có sự thay đổi. Anh Lê Kim Dõng đi làm việc xa quê (1996), anh Lê Kim Trường xuất gia (1997) và nhiều anh chị em khác cũng đi làm ăn xa xứ. Ban huynh trưởng lại có sự thay đổi.

Ban huynh trưởng lúc này gồm có:

1.      Trần Dư Đỉnh – Gia trưởng.

2.      Lê Quang Minh – LĐT Ngành Nam.

3.      Trần Xuân Lãng – Thư kí.

4.      Trần Thị Sau – LĐT Ngành nữ.

5.      Trần Điệu – Thủ quỹ.

6.      Trần Duy Điền– ĐT Oanh nam.

7.      Trần Thị Huế – ĐT Oanh nữ.

8.      Lê Quang Vàng – ĐT Thiếu nam.

9.      Lê Quang Thoả - ĐP Thiếu nam.

10.    Lê Thị Sa – ĐP Thiếu nữ.

11.    Lê Thị Huệ – ĐT Thiếu nữ.

12.    Lê Thị Nhung – ĐP Oanh nữ.

13.    Lê Văn Bình – ĐP Oanh nam.

Lúc này, Huynh trưởng Lê Quang Minh được cử làm Liên đoàn trưởng cùng với các anh chị em Huynh trưởng khác gánh vác, đảm đương nhiều công việc trọng trách của gia đình. Nhờ thế GĐPT vẫn sinh hoạt đều đặn, lớn mạnh không ngừng. Nhiều anh chị tham gia các trại huấn luyện Lộc Uyển, A Dục do BHD tổ chức. Huynh trưởng Lê Quang Minh tham gia trại huấn luyện A Dục 14, Huynh trưởng Lê Thị Huệ, Trần Điệu tham dự trại huấn luyện Lộc Uyển 24.

Đoàn sinh được sinh hoạt thường xuyên vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và các đêm lễ vía. Số lượng đoàn sinh có khi lên đến 80 em. Năm nào BHT cũng tổ chức cho đoàn sinh tu học và tham dự thi vượt bậc tổ chức tại Vùng hoặc tại Huyện. BHT cho các em tham dự các trại huấn luyện: A-nô-ma Ni-liên, Chăn Đàn – Tuyết Sơn. Đại lễ Vu Lan và Phật Đản năm nào cũng cắm trại ở Niệm Phật Đường; tham dự văn nghệ, trại họp bạn của BĐH huyện, BHD tỉnh tổ chức, … và nhiều hoạt động khác.

* Giai đoạn 2000 - 2004:

Năm 2000 anh Lê Kim Dõng trở về quê hương dạy học. Tình hình GĐPT lúc này này có phần yếu hơn trước. Một số đoàn sinh, huynh trưởng do điều kiện phải đi làm ăn xa, đi lấy chồng, lấy vợ “Sinh cơ lập nghiệp” nên sinh hoạt GĐPT có phần lắng xuống. Trước tình hình đó, Ban huynh trưởng họp bàn để củng cố đơn vị. Anh Lê Kim Dõng được cử lại làm Liên đoàn trưởng, anh Lê Quang Minh làm thư ký để cùng BHT gánh vác các hoạt động của đơn vị. BHT lại có sự thay đổi:

Ban huynh trưởng lúc này gồm có:

1. Trần Dư Đỉnh – Gia trưởng.

2. Lê Kim Dõng – LĐT.

3. Lê Quang Minh – Thư kí.

4. Trịnh Thị Phương – Thủ quỹ.

5. Trần Duy Điền – ĐT Oanh Nam.

6. Trần Thị Huế – ĐT Oanh Nữ.

7. Lê Thị Hà – ĐP Thiếu nữ.

8. Trần Thị Anh Đào – ĐP Thiếu nữ.

9.  Lê Quang Vàng – ĐP Thiếu nam.

10. Lê Quang Thoả - ĐP Thiếu nam.

11. Trần Điệu – ĐP Thiếu nam.

12. Lê Văn Niệm – ĐP Thiếu nam.

13. Lê Văn Tân – ĐP Oanh nam.

14. Nguyễn Thanh Hùng – ĐP Oanh nam.

15. Lê Thị Vân – ĐT Oanh nữ.

Nhờ sự năng nổ nhiệt tình của toàn thể anh chị em Huynh trưởng nên các hoạt động của GDDPT được duy trì. Hàng năm đều tham gia các kì thi vượt bậc (từ 15-20 em), tham gia các trại huấn luyện (từ 5 đến 7 em). Tổ chức cắm trại nhân hai ngày lễ lớn là Phật Đản và Vu Lan. Tham gia các hoạt động của Phân ban GĐPT tổ chức. Số lượng đoàn sinh lúc này khoảng 40 em.

Những năm 2002, 2003 thành phần BHT luôn có biến động nên hoạt động của GĐPT nhìn chung chưa mạnh lên được.

Năm 2004, được sự trợ giúp của BĐD huyện, BHD tỉnh, Huynh trưởng cấp Tấn Hoàng Thúc Quyền, Huynh trưởng Phan Cư đã về trực tiếp chỉ đạo, trợ giúp thành lập nên ngành Thanh GĐPT.

Khi mới thành lập anh Lê Văn Minh được cử làm Đoàn trưởng Nam Phật Tử và chị Nguyễn Thị Sen được cử làm đoàn trưởng Nữ Phật Tử. Trong năm này đoàn Nam, Nữ phật tử phát triển rất nhanh về số lượng, gánh vác, giúp đỡ nhiều hoạt động của GĐPT. Đáng chú ý nhất là Ngành Thanh được BHT giao cho việc tổ chức các em múa lân vui Tết Trung Thu từ đêm 10/8 đến 15/8 âm lịch. Hoạt động này một mặt đem vui đến cho mọi người, mọi nhà, biểu dương sự lớn mạnh của GĐPT. Mặt khác xây dựng thêm nguồn quỹ cho GĐPT hoạt động. Số tiền thu được trong đợt này cũng là một con số đặc biệt: 1.111.000 đồng (Một triệu, một trăm, mười một ngàn đồng). Có thể nói đây là một trong những hoạt động tốt nhất của GĐPT từ trước tới nay nhờ có Ngành Thanh giúp sức.

Cũng trong năm này quý anh chị Huynh trưởng Vùng 3 Hải Lăng tổ chức Lễ quy y cho Phật tử trong vùng, Cung thỉnh Thượng Tọa Thích Chánh Trực chứng minh, truyền giới cho giới tử với Pháp hiệu là “Nguyên”. Một số đoàn sinh, đạo hữu phật tử Niệm Phật Đường Duân Kinh được Quy Y và đây là lần y thứ 3 của Niệm Phật Đường.

Ngành Thanh vừa thành lập góp phần rất lớn trong mọi hoạt động của GĐPT. Nhưng đáng buồn thay do điều kiện ngoại cảnh, đạo tâm chưa vững chắc nên chỉ sau 1 năm ngành Thanh sinh hoạt lắng xuống, chỉ còn vài anh chị tham gia sinh hoạt, GĐPT lúc này bị chững lại, trụt dóc.

* Giai đoạn 2005 - 2010:

Ban huynh trưởng gồm có:

1. Trần Dư Đỉnh – Gia trưởng (Đau ốm dài ngày).

2. Lê Kim Dõng – Quyền Gia trưởng - kiêm thư ký

3. Lê Văn Bình – LĐT.

4. Trần Thị Anh Đào – Thủ Quỹ, kiêm ĐT Thiếu nữ.

5. Trần Dư Dũng – ĐT Thiếu nam.

6. Lê Kim Hùng – ĐT Oanh nam

7.  Nguyễn Thị Hà – ĐT Oanh nữ.

8. Nguyễn Thị Sen – ĐT Nữ Phật Tử.

9. Lê Văn Minh – ĐT Nam Phật tử.

10. Lê Thị Thuỷ - ĐT Thiếu nữ (từ 2007 đến 2008)

Năm 2005, khó khăn không nao núng, gian khổ không sờn lòng, nhờ sự quan tâm, động viên thăm viếng của Quý anh chị trong BĐD huyện, BHD tỉnh, Ban huynh trưởng GĐPT tuy vừa thiếu, vừa yếu nay như được tiếp thêm sức mạnh. Ban huynh trưởng được củng cố. Anh Lê Kim Dõng được cử làm “Quyền Gia Trưởng” trợ giúp cùng với anh Trần Dư Đỉnh lúc này ốm đau thường xuyên, không đảm trách xuể công việc của Gia đình. Sinh hoạt GĐPT ổn định và đi vào nề nếp hơn trước.

Trong giai đoạn này GĐPT phát triển hơn trước, hàng năm GĐPT đều có tham gia các hoạt động của BĐH huyện, BHD tỉnh tổ chức như ngày kỵ Tổ 18/2, Hiệp kỵ Huynh trưởng và đoàn sinh quá cố 15/7, … và nhiều hoạt động khác. Tại đơn vị BHT tổ chức cắm trại nhân lễ Phật Đản và Vu Lan. Tổ chức tu học của đoàn sinh cũng được duy trì, mỗi năm có từ 15 đến 20 em dự thi vượt bậc. Tham gia học các khoá huấn luyện A Nô Ma – Ni Liên, Chăn Đàn – Tuyết Sơn (từ 3 đến 5 em). Nhiều em đoàn sinh đạt đoàn sinh Giỏi huyện, giỏi tỉnh, tiêu biểu có các em sau:

- Lê Thị Loan (ĐS dự thi Giỏi huyện bậc Cánh Mềm);

- Trần Thị Thuỷ (ĐS dự thi  Giỏi huyện, Giỏi tỉnh bậc Cánh Mềm);

- Lê Thị Tâm (ĐS dự thi  Giỏi huyện bậc Hướng Thiện);

- Lê Thị Phương (ĐS dự thi  Giỏi huyện bậc Hướng Thiện);

- Trần Thị Như (ĐS dự thi  Giỏi huyện bậc Chân Cứng)

- Lê Thị Tuyết (ĐS dự thi Giỏi huyện bậc Chân Cứng)

- Trần Thị Ngoan (ĐS dự thi Giỏi huyện bậc Hướng Thiện);

- Trần Thị Lý (ĐS dự thi Giỏi huyện bậc Hướng Thiện).

Số lượng đoàn sinh duy trì sinh hoạt đều đặn lúc này là 40 em.

Đặc biệt trong hội trại mừng Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc năm 2007 tại nhà văn hoá tỉnh, em Nguyễn Thanh Huy đạt giải nhất Hội thi “Rung Chuông Vàng” và sau đó đạt thủ khoa trại huấn luyện Lộc Uyển 32.

Năm 2009, Ban Hộ Tự Niệm Phật Đường cùng với Ban huynh trưởng GĐPT cung thỉnh Sư cô Thích Nữ Thiền Niệm về Trụ trì tại Niệm Phật Đường để hướng dẫn đạo hữu phật tử tu học. Đây là một thiện duyên lớn cho Phật tử nói chung, huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT nói riêng.

Từ khi có Sư Cô trụ trì hướng dẫn Phật tử tu học, đạo hữu phật tử tham gia sinh hoạt ngày càng đông. Sư cô rất chăm lo đến sự thịnh suy của GĐPT và thường hỗ trợ cho GĐPT tham gia các hoạt động như: dự trại huấn luyện, tham gia văn nghệ, may sắc phục,…vv. Một số đạo hữu phật tử nữ năng nổ, nhiệt tình và xin gia nhập Ngành Thanh GĐPT, nên ngành Thanh đặc biệt là Đoàn Nữ Phật Tử phát triển mạnh mẻ hơn. Các chị ngoài việc tham gia các hoạt động của Khuôn Giáo Hội còn tham gia tích cực các hoạt động của GĐPT như tu học bậc Hòa, tham gia Hội thi “Sen trắng tỏa hương” nhiều chị đạt giải trong Hội thi. Tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Xoài, Nguyễn Thị sen, Nguyễn Thị Ba…, và nhiều chị khác.

 Giai đoạn 2011 - 2016:

Ban huynh trưởng ban đầu gồm có:

1.      Trần Dư Đỉnh – Gia trưởng (Ốm đau)

2.      Lê Kim Dõng– Quyền Gia Trưởng - kiêm Thư kí.

3.      Lê Văn Bình – LĐT

4.      Trần Thị Anh Đào – Thủ quỹ - kiêm ĐT Thiếu nữ.

5.      Trần Dư Dũng – ĐT Thiếu nam.

6.      Lê Kim Hùng – ĐT Oanh nam.

7.         Nguyễn Thị Hà – ĐP Oanh nữ.

8.      Trần Thị Sen – ĐT Nữ Phật tử.

9.      Nguyễn Thanh Huy – ĐP Oanh Nam

Năm 2011, mặc dù Đoàn Nữ Phật Tử có phát triển nhưng nhìn chung GĐPT vẫn đang cầm chừng do số lượng huynh trưởng và đoàn sinh còn quá khiêm tốn: Huynh trưởng 8, đoàn sinh: 43 em. Qua nhiều lần bàn bạc, anh chị huynh trưởng quyết tâm duy trì mọi hoạt động như hướng dẫn đoàn sinh tu học tham gia thi vượt bậc, tham gia trại họp bạn, kỵ tổ, hiệp kỵ Huynh trưởng…vv. Quyết không để mất trắng đơn vị mà thế hệ Huynh trưởng đi trước dày công gây dựng. Mặt khác BHT bạch với sư cô Thiền Niệm, với Ban hộ tự Niệm Phật Đường biết tình hình của đơn vị đang yếu. Anh Trần Dư Đỉnh (Gia trưởng) bệnh ngày càng nặng, anh Lê Kim Dõng (Quyền gia trưởng) vừa đảm nhiệm chức Thư ký của GĐPT, vừa bận công tác dạy học; anh Lê Văn Bình (Liên đoàn trưởng) Thường xuyên vào Nam làm ăn.

Năm 2012, trước hoàn cảnh GĐPT gặp nhiều khó khăn, ai ai cũng lo lắng và đi đến thống nhất mời một bác đạo hữu Niệm Phật Đường thọ lãnh cương vị Gia trưởng gánh vác một phần trách nhiệm giúp cho GĐPT đứng vững.

Cũng trong năm này ngày 20 tháng 6 năm Nhâm Thìn (2012), Cố Huynh trưởng Tâm Đức - Lê Kim Anh lâm bệnh nặng đã vĩnh viễn ra đi. Đây là một tổn thất rất lớn cho GĐPT. Bởi vì anh là người tiên phong nguyện làm huynh trưởng gây dựng nên GĐPT, đến nay tuy tuổi cao, bệnh nặng anh không trực tiếp hướng dẫn đàn em sinh hoạt nhưng tình cảm của anh, uy thế của anh luôn hướng về đàn em thân yêu. Tiển đưa anh có các anh huynh trưởng Vùng 3 Hải Lăng anh Võ Văn Sinh, anh Lê Văn Thuy, anh Võ Công Thám, …cùng với Huynh trưởng GĐPT Duân Kinh: anh Lê Lân, Trần Dư Dũng, Lê Kim Hùng, … ai ai cũng ngậm ngùi thương nhớ. Đặc biệt hơn như nhân duyên sắp đặt trong lễ Nhập liệm, Lễ Cầu Siêu cho Hương linh anh, có sự hiện diện của Sư Thầy Thích Nhuận Pháp, Thích Nhuận Thiền nguyên là Huynh trưởng đã xuất gia tu hành tận Miền Nam xa xôi. Có sư cô trụ trì Thích Nữ Thiền Niệm cùng các đệ tử bà con Phật tử tiển đưa, hộ niệm cho anh.

Năm 2013, được Sư cô cùng Ban Hộ Tự Niệm Phật Đường đồng ý, được Ban Điều Hành GĐPT Hải Lăng cho phép. Anh Lê Lân chuyển từ đạo hữu Phật tử sang đảm nhiệm cương vị Gia trưởng GĐPT với biết bao khó khăn chồng chất. Công việc đầu tiên anh làm là củng cố BHT. Anh đã tổ chức họp toàn BHT trình bày, tâm sự và cùng nguyện đưa GĐPT tiến lên theo kịp các GĐPT bạn. Mặt khác anh xin BHD tỉnh, BĐH GĐPT huyện Hải Lăng cho anh được “đặc cách” tham dự trại huấn luyện A Dục 23 tại Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang để về hướng dẫn GĐPT sinh hoạt. Đề nghị của anh được các anh chấp thuận, thế là anh bắt tay ngay vào công việc vừa tu học, vừa hướng dẫn các em sinh hoạt, vừa lo đảm nhiệm Thư ký của Niệm Phật Đường, công việc lu bu nhưng anh bao giờ cũng tươi cười động viên Huynh trưởng, đoàn sinh tinh tấn tu tập. Nhờ vậy nên hoạt động của GĐPT luôn ổn định và đi vào nề nếp.

Năm 2015, một mất mát nữa lại xảy ra, Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT Duân Kinh lại bùi ngùi tiển đưa anh Trần Dư Đỉnh xa lìa cỏi trần. Anh là người làm huynh trưởng ngay từ khi GĐPT Duân Kinh được thành lập và là con chim đầu đàn, có công rất lớn trong việc tổ chức tái sinh hoạt (năm 1990).

Năm 2016, trước tình hình GĐPT sinh hoạt của GĐPT có chiều hướng đi xuống, số lượng chưa đầy 30 đoàn sinh, phát triển đoàn sinh rất yếu. Huynh trưởng Lê Văn Bình đi làm ăn tận miền Nam xa xôi, đã nhiều năm chưa về, Ban Huynh trưởng lúc này vừa thiếu lại yếu. Qua nhiều lần bàn bạc, củng cố Ban Huynh trưởng, toàn thể anh chị em huynh trưởng nhất trí cao cử anh Trần Dư Dũng đảm nhiệm chức vụ Liên Đoàn Trưởng thay cho anh Lê Văn Bình trong thời gian anh Bình vắng mặt. Anh Nguyễn Thanh Huy huynh trưởng Oanh nam, phụ tá Liên Đoàn Trưởng để gánh vác công việc, đưa GĐPT ổn định trở lại.


Có sự thống nhất trong Ban huynh trưởng nên mọi công việc diễn ra êm đẹp. GĐPT ngoài việc xây dựng, củng cố đơn vị, hướng dẫn các em sinh hoạt, tu học, GĐPT còn tham gia các hoạt động Phật sự do Ban Đại Diện huyện, BHD tỉnh tổ chức. Tiêu biểu như: tham dự trại huấn luyện A Nô Ma – Ni Liên, Chăn Đàn – Tuyết Sơn do BĐH huyện tổ chức (10 em), tham gia văn nghệ trong Hội thi “Sen trắng toả hương” cấp huyện (1 tiết mục), tham dự trại Hiếu toàn tỉnh tại Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh quang (2 em).

Tuy số lượng các em tham gia còn hạn chế nhưng có nhiều em đạt thành tích cao trong các kỳ thi vượt bậc, tiêu biểu như:

-  Lê Quang Đạt (Đoàn sinh tiêu biểu chọn thi giỏi huyện năm 2013)

 Lê Thị Mỹ Diệu (Đoàn sinh tiêu biểu chọn thi giỏi huyện năm 2014; 2015)

- Trần Thị Mỹ Hương (Đoàn sinh tiêu biểu chọn thi giỏi huyện năm 2014)

-  Lê Kim An (Đoàn sinh tiêu biểu chọn thi giỏi huyện năm 2015)

-  Lê Văn Long (Đoàn sinh tiêu biểu chọn thi giỏi huyện năm 2015)

-  Lê Văn Cầu (Đoàn sinh tiêu biểu chọn thi giỏi huyện năm 2015)

- Lê Thị Thảo (Đoàn sinh giỏi huyện, dự thi giỏi tỉnh năm 2016, dự thi giỏi huyện năm 2017)

Tóm lại, tình hình GĐPT trong những năm này tuy chưa được mạnh thêm, nhưng rất ổn định. Số lượng đoàn sinh trong giai đoạn này duy trì trên dưới 40 đoàn sinh. Năm nào BHT cũng tổ chức các hoạt động như cắm trại Lễ Phật Đản và Vu Lan, tham gia các hoạt động do BHD tỉnh, BĐH- GĐPT huyện tổ chức như trại họp bạn kỷ niệm 60 năm ngày thành lập GĐPT Quảng Trị năm 2013 (có 4 huynh trưởng, 8 đoàn sinh tham gia); Tham dự trại Lễ Phật Đản Vesoos năm 2014 (4 đoàn sinh); Tham dự trại “Hiếu” tại Diên An năm 2015 (4 đoàn sinh);


* Giai đoạn 2017-2021:

Năm 2017, Đại hội đại biểu GĐPT tỉnh diễn ra vào ngày 25-26/2/2017 tại chùa Sắc Tứ Tịnh Quang (Cái nôi của đạo Phật tỉnh Quảng Trị và cả nước). GĐPT Duân Kinh cử 5 anh chị em: Lê Lân, Lê Kim Dõng, Trần Dư Dũng, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Thị Hà, Trần Thị Anh Đào tham dự.

Quán triện tinh thần sau Hội nghị, được Quý anh chị trong BHD tỉnh, BĐH huyện về thăm viếng, động viên, anh em Huynh trưởng càng quyết tâm hơn, vượt mọi khó khăn để đưa GĐPT vươn lên sánh vai với các GĐPT trong trong huyện. Nhiều hoạt động Phật sự được triển khai thực hiện như: Dự trại họp bạn Tất Đạt Đa tại Diên Thọ (5 huynh trưởng, 3 đoàn sinh ngành Thanh), Cúng dường và tham dự “Đại lễ cầu siêu- tưởng niệm Gia trưởng, Bảo trợ, Huynh trưởng, đoàn sinh quá cố” Tham gia Lễ Cầu siêu, Bạt độ Anh Linh Liệt sĩ tại Hải Lăng, tham gia mua vé số “Mừng Xuân Di Lặc”,… và nhiều hoạt động khác.

Ban Huynh trưởng lúc này gồm có:

1.     Lê Lân – Gia trưởng.

2.     Trần Dư Dũng – Quyền Liên đoàn trưởng – kiêm ĐT thiếu nam.

3.     Lê Kim Dõng – Thư Ký.

4.     Trần Thị Anh Đào – Thủ quỹ, kiêm ĐT Thiếu Nữ.

5.     Nguyễn Thị Hà – ĐT Oanh Vũ Nữ.

6.     Nguyễn Thị Sen – ĐT Nữ Phật Tử.

7.     Nguyễn Thanh Huy – ĐT Oanh Vũ Nam – Phụ tá Liên đoàn trưởng

Năm 2018, Huynh trưởng Nguyễn Thanh Huy xuất gia, đây là một thiện duyên rất lớn, nhưng GĐPT vắng đi một người anh năng động, mẫu mực. Ai cũng buồn, vui lẫn lộn. Ban huynh trưởng thiếu đi một cánh tay đắc lực, chủ chốt. Số ít huynh trưởng còn lại càng phải cố gắng hơn trong việc gây dựng gia đình. Tham gia các hoạt động như: Tập luyện cho các em Oanh vũ nam tham gia sân chơi “Bóng đá mini” GĐPT huyện Hải Lăng tại Hải Dương (2 em), Tham dự trại họp bạn Ngành Thiếu tại Diên An (5 em), Trại Dũng tại chùa Sắc Tứ (3 em) và nhiều hoạt động khác.

Lý tưởng “áo lam” đã thôi thúc anh chị em Huynh trưởng và đoàn sinh phải cố gắng vượt qua khó khăn, nhiều điển hình Xuất sắc tiêu biểu như:

- Huynh trưởng Nguyễn Thanh Huy tuy bận công việc dạy học nhưng anh luôn tranh thủ thời gian để hướng dẫn đoàn sinh hoạt, tu học. Anh là một trong những huynh trưởng luôn tích cực trong mọi hoạt động, luôn được đàn em yêu mến.

- Lê Kim An (Đoàn sinh dự thi giỏi huyện 2017)

- Lê Thị Mỹ Diệu (Đoàn sinh dự thi giỏi huyện 2017)

- Lê Văn Long (Đoàn sinh dự thi giỏi huyện 2017)

- Lê Văn Cầu (Đoàn sinh dự thi giỏi huyện 2017)

- Nguyễn Thị Ba (Dự thi bậc Hoà, bậc minh tại vùng 3 năm 2017, 2018)

- Nguyễn Thị Sen (Dự thi bậc Hoà, bậc minh tại vùng 3 năm 2017, 2018)

Năm 2019, vào ngày 20-21/4/2019, Ban Hộ Tự Niệm Phật Đường, Đạo hữu phật tử, huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT Duân Kinh vui mừng đón nhận Lễ bổ nhiệm Trụ trì Sư Cô Thích Nữ Thiền Niệm, sau 10 năm đợi chờ từ khi Sư cô về chùa (2009). Tuy số lượng đoàn sinh lúc này quá ít ỏi nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban hướng dẫn tỉnh Quảng Trị, Ban điều hành huyện Hải Lăng, và sự trợ giúp của anh chị em huynh trưởng GĐPT Vùng 3 Hải Lăng, GĐPT Trà Lộc, GĐPT Lam Thuỷ mà buổi lễ thành tựu viên mãn. Qua hoạt động này, Huynh trưởng và đoàn sinh có cơ hội học hỏi, chia sẻ với anh chị em ở xa về, anh chị em các gia đình bạn, tình Lam ngày càng được vun đắp, gắn bó mật thiết hơn. Một số cựu huynh trưởng và đoàn sinh tề tựu cùng phụ giúp. Công việc vất vả nhưng ai cũng vui. Vui vì được làm công tác Phật sự, vui vì thấy GĐPT có chiều hướng khởi sắc.


            Thời gian chưa được bao lâu thì điều kiện khó khăn do ngoại cảnh lại ập đến: Đại dịch Covit 19 xảy ra vào dịp tết Nguyên Đán Kỷ Hợi. Tiếp đến n
ăm 2020, miền Trung lại hứng chịu liên tiếp các cơn bão và áp thấp, gây mưa lũ rất lớn, với lượng mưa cao lịch sử, ngang mốc trận lụt lịch sử 20 năm trước (1999). Sinh hoạt của GĐPT lại gặp nhiều khó khăn.

Trong gian nan anh chị huynh trưởng cùng đoàn sinh lại tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện: cấp phát hàng cứu trợ cho đồng bào, quyên góp hàng hoá giúp đồng bào vùng khó khăn hơn trong lũ lụt thể hiện tinh thần “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, giúp đồng bào miền Nam bị cô lập (Covit 19). Tiêu biểu cho hoạt động này là các anh chị huynh trưởng và ngành thanh, như các anh chị: Trần Dư Dũng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Sen, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Ba… và nhiều anh chị em khác.

Một tổn thất rất lớn đối với GĐPT là vào ngày …/2/2020 Bác Lê Kim Á - Đại Diện Niệm Phật Đường qua đời. Bác là một trong những người luôn quan tâm thế hệ tương lai, giúp đỡ GĐPT rất nhiều ngay từ khi GĐPT tái sinh hoạt trở lại (1990).

Để công tấc Phật sự được hanh thông, Ban Hộ Tự đã họp và bầu bác Lê Kim Lam làm Đại Diện Niệm Phật Đường (Trưởng Ban Hộ Tự)

Năm 2020-2021, Khó khăn chồng chất nên giai đoạn này sinh hoạt của GĐPT gần như bế tắc. Mọi hoạt động như tu học, thi vượt bậc, trại huấn luyện, trại họp bạn,… vv dường như bị chững lại, việc phát triển đoàn sinh tại đơn vị càng khó khăn hơn. Kì thi vượt bậc hàng năm đã 3 năm bậc Mở Mắt không có đoàn sinh tham dự chứng tỏ chưa phát triển được đoàn sinh. Mặt khác các đoàn sinh Ngành Thiếu lớn lên đi học Đại học, Cao đẳng, học nghề, đi làm ăn xa. Nên đoàn sinh “gia nhập” GĐPT thì không có mà đoàn sinh “xuất tịch” thì nhiều dẫn đến nguy cơ GĐPT không có đoàn sinh ngành Đồng và ngành Thiếu. Đây là vấn đề mà Ban Huynh trưởng GĐPT luôn trăn trở nhưng chưa có cách thức tháo gỡ.

Tổng số huynh trưởng và đoàn sinh trong giai đoạn này tụt xuống chỉ còn 6 anh chị huynh trưởng và 28 đoàn sinh.

Trong 60 năm qua, theo định luật vô thường, GĐPT Duân Kinh cũng có thịnh suy, có ly hợp. Nhưng trong cái biến thiên vần vũ ấy, GĐPT vẫn luôn luôn khẳng định mình để tồn tại và vươn lên trong mọi hoàn cảnh; thuận duyên cũng không tự mãn, buôn lung; nghịch duyên cũng không nản lòng oán thán. Gia đình Phật tử hôm nay vẫn giữ cái "thịnh" của mình, đó là cái bất biến, là đường hướng giáo dục, chức năng giáo dục. Từ đường hướng giáo dục ấy, Gia đình Phật tử Duân Kinh đã có không ít huynh trưởng trong sáng, nhiệt tâm, là những người đã trọn đời sống noi theo chánh pháp và phụng sự chánh pháp. Cao quý hơn nữa, GĐPT cũng đã nâng cánh cho bao Huynh Trưởng và đoàn sinh xuất gia tu hành, thực hành lời dạy của đức Thế Tôn, xa lìa khổ não, tìm đến chỗ an vui.

Kỷ niệm tròn 60 năm ngày thành lập (8/2/Nhâm Dần 1962 – 8/2/Nhâm Dần 2022) Ban biên tập phụng sao y bản chính “Sử liệu GĐPT Duân Kinh” để lưu lại những gì mà thế hệ huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT Duân Kinh đã làm. Rất mong Sử liệu của GĐPT luôn được các thế hệ Huynh trưởng và đoàn sinh chắp cánh thêm mãi, GĐPT ngày một lớn mạnh./.

BAN BIÊN TẬP SỬ LIỆU GĐPT DUÂN KINH 

1-   Huynh trưởng Lê Văn Hảo

2-   Huynh trưởng Nguyên Tánh – Lê Quang Minh

3-   Huynh trưởng Nguyên Ny – Trần Xuân Lãng.

4-   Huynh trưởng Nguyên Nhi – Trần Dư Điền.

5-   Huynh trưởng Nguyên Thân – Lê Kim Dõng


- Sử liệu được viết, cập nhật hàng năm, hoàn thiện tập 1 (từ 1962-2021) ngày 08 tháng 2 năm Nhâm Dần 2022

1 nhận xét: